phạm có được cho phép không (Is it Permissible to Obey.) Cuốn sách
dành cho các bậccha mẹ, nhưng đồng thời cũng là một sự dàn xếp về
bản chất của quyền lực.
Theo ông, để cha mẹ có được quyền lực, họ cần phải nói có trong
phần lớn các hoàn cảnh. “Nếu bạn lúc nào cũng cấm đoán, bạn là một
kẻ độc tài,” Marcelli nói với tôi khi chúng tôi ngồi uống cà phê cùng
nhau. Ông ấy nói rằng vấn đề chính của quyền lực trong việc nuôi dạy
con cái là cho phép bọn trẻ làm việc này hay việc khác chứ không phải
là ngăn chặn chúng.
Marcelli đưa ra ví dụ về một đứa trẻ muốn một quả cam hoặc một
cốc nước hoặc được động vào một cái máy tính. Ông nói rằng nền “giáo
dục tự do” gần đây của Pháp tuyên bố rằng trẻ nên hỏi trước khi động
vào hoặc lấy những thứ này. Marcelli tán thành việc trẻ phải hỏi, nhưng
ông cũng nói rằng phản ứng của cha mẹ nên là đồng ý trong phần lớn
các trường hợp.
“Chỉ thỉnh thoảng các bậc cha mẹ mới nên cấm trẻ… bởi vì nó dễ vỡ
hoặc nguy hiểm. Nhưng về cơ bản [công việc của cha mẹ] là dạy cho trẻ
biết xin phép trước khi lấy.”
Marcelli cho rằng nếu mọi thứ đều được thực hiện đúng, trẻ cuối
cùng cũng sẽ đạt đến một điểm mà nó có thể lựa chọn để không tuân
theo.
“Dấu hiệu của việc giáo dục thành công là dạy cho trẻ cách tuân theo
cho đến tận khi nó có thể tự do cho phép bản thân mình không tuân
theo hết lần này đến lần khác. Bởi liệu một người có thể học cách không
tuân theo một số yêu cầu nhất định nếu không được học cách tuân theo
không?”
“Sự phục tùng đồng nghĩa với tự hạ thấp phẩm giá của mình,”
Marcelli giải thích. “Trong khi sự vâng lời cho phép trẻ trưởng thành
hơn.” (Ông cũng nói rằng trẻ cũng nên xem TV một chút để có thể có sự
chia sẻ về mặt văn hóa với những đứa trẻ khác.)
Nếu muốn hiểu được trọn vẹn lý lẽ của Marcelli về quyền lực, sẽ tốt
hơn nếu được nuôi dạy ở Pháp, nơi mà triết học được dạy ở trường trung
học. Theo tôi hiểu thì một phần của việc xây dựng một khuôn khổ vững
chắc cho trẻ là đôi khi chúng có thể thoát khỏi khuôn khổ và khuôn khổ
vẫn sẽ ở đấy khi chúng quay trở lại.
Marcelli cũng lặp lại một quan điểm mà tôi đã được nghe rất nhiều ở
Pháp: “Không có những giới hạn, trẻ sẽ bị thiêu cháy bởi chính những
mong muốn của chúng. (Một cách tự nhiên, con người không biết một