năng để buộc hai em phải nghe lời.
“Mẹ chỉ cần nói: ‘1, 2, 3, thôi mà,’” con bé nói trong tình trạng hết
sức bực tức. Rõ ràng, đây là những gì giáo viên của con bé nói khi họ
muốn một đứa trẻ không chịu hợp tác phải vâng lời.
Nói 1, 2, 3 không phải là một ngành khoa học tên lửa. Một số ông bố
bà mẹ Mỹ dĩ nhiên cũng nói điều này. Nhưng chuỗi lý luận đằng sau nó
thì lại rất Pháp. “Câu nói này cho trẻ một chút thời gian, nhưng cũng
khiến trẻ tôn trọng ý kiến của chúng ta hơn,” Daniel Marcelli nói. Trẻ
cần được phép đóng một vai trò chủ động trong việc vâng lời. Điều này
đồng nghĩa với việc trẻ cần thời gian để phản ứng lại.
Trong Sự vi phạm có được cho phép không (It is Permissible to
Obey), Marcelli đưa ra ví dụ về một đứa trẻ đang chộp lấy một con dao
sắc. “Người mẹ nhìn thẳng vào cậu con trai và nói với khuôn mặt lạnh
lùng, giọng nói kiên quyết và trung lập: “Bỏ con dao xuống!” Trong ví
dụ này, cậu bé nhìn mẹ mình nhưng không hề cử động. 15 giây sau, mẹ
của cậu bé nói tiếp, với giọng nói kiên quyết hơn: “Bỏ con dao xuống
ngay lập tức” và sau đó 10 giây: “Con có hiểu mẹ nói gì không?”
Trong câu chuyện của Marcelli, sau đó cậu bé liền bỏ con dao xuống
bàn. “Gương mặt của người mẹ trở nên bớt căng thẳng hơn, giọng nói
cũng ngọt ngào hơn, và cô ấy nói với cậu bé: ‘Tốt lắm’. Sau đó cô ấy giải
thích cho cậu bé rằng việc làm này rất nguy hiểm và cậu bé có thể bị đứt
tay khi cầm dao.”
Marcelli nhấn mạnh rằng mặc dù cuối cùng cậu bé mới chịu nghe lời,
nhưng nó cũng là một người tham gia rất chủ động. Ở đây có một sự tôn
trọng lẫn nhau. “Cậu bé đã nghe lời, mẹ của cậu đã khen ngợi cậu nhưng
không quá đà, cậu bé vẫn nhận ra quyền lực của mẹ mình… Để điều này
xảy ra thì cần có lời nói, thời gian, sự kiên nhẫn và sự thừa nhận lẫn
nhau. Nếu mẹ cậu bé quá vội vã và giật cái dao từ tay nó, cậu bé sẽ khó
mà hiểu được nhiều thứ.”
Thật khó để có được sự cân bằng giữa việc tỏ ra quyền uy nhưng vẫn
lắng nghe và tôn trọng trẻ. Một buổi chiều, khi tôi mặc áo cho Joey
trước khi về nhà, thằng bé bất chợt òa lên khóc. Lúc này, tôi đã thấm
nhuần phương thức “Mẹ mới là người quyết định” mới của mình. Tôi đã
có được sự nhiệt tình, hăng hái của một người đã thay đổi chính kiến.
Tôi quyết định rằng việc này cũng giống như rắc rối đã xảy ra khi bác sỹ
yêu cầu Adrien đứng lên cân: Tôi sẽ buộc thằng bé phải mặc quần áo.
Nhưng Fatime, người chăm sóc trẻ mà thằng bé rất quý ở trường
mẫu giáo, nghe thấy tiếng Joey khóc và đã đến phòng thay quần áo. Cô
ấ
y có một cách hành động ngược hẳn với tôi. Joey có thể phản đối việc