DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 142

Bean vừa mới được sinh ra rằng chúng tôi sẽ chỉ chăm sóc nó cho đến
khi nó hoàn thành việc học đại học, cho dù nó học ở bất cứ đâu. Sau đó
tôi đọc một bài báo nói rằng một số sinh viên đại học ở Mỹ giờ đây tổ
chức “lễ chia tay” dành cho các ông bố bà mẹ của những sinh viên mới,
để báo hiệu rằng các bậc cha mẹ cần rời đi.

Các bậc cha mẹ Pháp có vẻ như không hề có cái ý nghĩ kỳ quặc về

việc kiểm soát kiểu như thế này. Họ muốn bảo vệ con cái mình, nhưng
họ không bị ám ảnh bởi những tình huống có thể xảy ra trong tương lai
xa. Khi đi công tác họ không, giống như tôi, viết thư cho chồng họ hàng
ngày để nhắc anh ấy cài cửa chính và để đảm bảo rằng tất cả các nắp đậy
trong nhà vệ sinh đã được khóa (để trẻ không ngã vào).

Pháp, áp lực xã hội đến theo hướng ngược lại. Nếu một ông bố bà

mẹ chăm sóc con cái mình quá kỹ hoặc quản lý các con mình một cách
quá chi tiết, có một ai đó rất có thể sẽ nói những điều kiểu như: “Hãy để
cho thằng bé sống cuộc sống của nó nào.” Sharon, bạn của tôi, một đại
lý bản quyền với hai con, giải thích: “Đây là một cuộc tranh luận về việc
thúc đẩy sự phát triển tối đa ở trẻ. Mọi người đều sẽ nói: ‘Bạn phải để
cho trẻ sống cuộc sống của chúng.’”

“Điều quan trọng nhất là một đứa trẻ sẽ, trong sự an toàn tuyệt đối,

có thể tự trị càng sớm càng tốt,” Dolto nói trong cuốn Những giai đoạn
chính của thời niên thiếu.
“Cái bẫy trong mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái là không nhận ra những nhu cầu thực sự của trẻ, một trong số
đó là quyền tự do… Một đứa trẻ luôn có nhu cầu được cảm thấy rằng nó
“được yêu quý vì những gì nó sẽ trở thành,” tin vào bản thân, luôn được
tự mình khám phá thế giới với những trải nghiệm riêng và trong mối
quan hệ với những người xung quanh.” Dolto đang nói, một phần, về
việc để trẻ một mình, an toàn, để tự mình khám phá mọi thứ. Ý của cô

y cũng là tôn trọng trẻ với tư cách là một cá thể độc lập, một người có

thể đối mặt với những thách thức. Theo quan điểm của Dolto, khi trẻ 6
tuổi, nó cần có đủ khả năng làm mọi việc trong nhà – và ngoài xã hội –
điều này có lợi cho trẻ.

Cách thức của người Pháp có thể cứng nhắc đến mức cả những người

Mỹ dễ hòa nhập nhất cũng khó có thể chấp nhận được. Andi, bạn tôi,
một họa sỹ sống ở Pháp hơn 20 năm, nói rằng khi cậu con trai lớn của
cô lên 6 thì lớp cậu bé chuẩn bị có một chuyến đi dã ngoại tập thể.

“Mọi người đều nói với bạn rằng điều đó tuyệt vời đến mức nào, bởi

trong tháng Tư sẽ có một lớp học xanh (lớp học mang thông điệp bảo vệ
môi trường). Và bạn nói với bản thân: ‘Hừm, đó là cái gì vậy? Ồ, một
chuyến dã ngoại. Và nó kéo dài một tuần?’” Nó sẽ kết thúc sau một
tuần? Ở trường của con trai cô ấy, phụ huynh của những em bé chưa đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.