DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 35

không nhớ vì họ đã học được cách chuyển thẳng sang chu kỳ ngủ tiếp
theo.)

Cohen nói rằng có những lúc đúng là trẻ cần được ăn hay bế ẵm.

Nhưng chúng ta phải dừng lại và quan sát các bé thì mới chắc chắn
được. “Tất nhiên, nếu đòi hỏi [của bé] ngày càng gay gắt thì bạn sẽ phải
cho bé ăn,” Cohen viết. “Tôi không nói rằng hãy để cho con bạn gào
khóc.” Điều mà ông muốn nói là, hãy cho bé một cơ hội để học.

Hướng dẫn đáng chú ý của Cohen đã có thể giải quyết được điều bí

n vì sao cha mẹ Pháp khẳng định là họ không bao giờ để cho con mình

khóc lâu. Nếu các cha mẹ thực hiện Khoảng Dừng ở hai tháng đầu của
trẻ, bé có thể học cách tự ngủ trở lại. Vậy nên về sau cha mẹ bé sẽ không
cần phải viện tới chiêu “khóc thỏa thích” nữa.

Khoảng Dừng không gây cảm giác nhẫn tâm như phương pháp rèn

ngủ. Nó giống như dạy ngủ hơn. Nhưng cửa sổ mở ra thì lại khá nhỏ.
Theo như Cohen, nó chỉ có thể được sử dụng cho đến khi trẻ được bốn
tháng tuổi. Sau đó, thói quen ngủ xấu đã định hình.

Khi trở lại Paris, tôi ngay lập tức hỏi các bà mẹ Pháp xem họcó sử dụng
“Khoảng Dừng” không. Tất cả mọi người đều trả lời rằng, có, tất nhiên là
họ làm thế. Họ nói điều này hiển nhiên đến nỗi họ không hề nghĩ tới nó.
Phần lớn nói rằng họ bắt đầu áp dụng Khoảng Dừng khi con họ được vài
tuần tuổi. Alexandra, người có con gái ngủ hết đêm ngay từ khi họ còn
trong bệnh viện, nói rằng tất nhiên cô không vội vã chạy đến bên con
ngay lúc con khóc. Có lúc cô đợi năm hay mười phút trước khi bế chúng
lên. Cô muốn xem liệu chúng cần ngủ trở lại giữa hai chu kỳ ngủ, hay
liệu có điều gì khác đang làm chúng khó chịu: đói, tã bẩn hay bất an.

Alexandra – tóc xoăn vàng buộc đuôi ngựa – trông như giao điểm

giữa một bà mẹ mắn đẻ và một hoạt náo viên trung học. Cô cực kỳ nồng
hậu. Cô không hề phớt lờ đứa con mới sinh. Ngược lại, cô đang cẩn thận
quan sát nó. Cô tin rằng khi bọn trẻ khóc, chúng đang nói với cô điều gì
đó. Suốt Khoảng Dừng, cô nhìn và lắng nghe. (Cô thêm vào rằng có một
lý do nữa cho Khoảng Dừng: “để dạy bọn trẻ tính kiên nhẫn.”)

Giờ đây, khi đã biết tới Khoảng Dừng, tôi bắt đầu nhận ra rằng nó

được nhắc tới rất nhiều ở Pháp. “Trước khi phản ứng với một câu thẩm
vấn, lẽ thường là chúng ta phải lắng nghe câu hỏi.” Một bài báo trên
Doctissima, một trang web phổ biến ở Pháp, đăng: “Đối với một đứa trẻ
đang khóc cũng chính xác như vậy: điều đầu tiên cần làm là lắng nghe
bé.”

Một khi bạn đã qua được phần triết lý, tác giả trong cuốn Giấc ngủ,

cơn mơ và bé viết rằng: can thiệp vào giữa nhữngchu kỳ “hiển nhiên” sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.