DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 54

không hiểu được cái cảm giác – ngầm ẩn hay công khai – rằng chúng tôi
đều đang ở trong một cuộc đua giành lấy một giải thưởng không tên nào
đó. Họ cũng có đăng kí cho con học tennis, đấu kiếm và tiếng Anh.
Nhưng họ không trưng những hoạt động này ra như thể đó là bằng
chứng cho việc họ là các cha mẹ tốt đến thế nào. Họ cũng không hề thận
trọng, dè dặt khi nói về các lớp học, như thể chúng là một loại vũ khí bí
mật. Ở Pháp, mục đích của việc cho con học ở một lớp học nhạc sáng
thứ Bảy không phải là để kích hoạt hệ thống thần kinh nào đó. Việc đó
là để cho vui. Cũng giống như người hướng dẫn bơi nọ, cha mẹ Pháp coi
trọng việc “khám phá”, và “đánh thức” cho trẻ.

Khi tôi bắt đầu tìm hiểu về quan niệm này, tôi được biết đến hai

người sống cách nhau 200 năm: nhà triết học Jean-Jacques Rousseau
và một phụ nữ Pháp tôi chưa bao giờ nghe tới tên là Françoise Dolto.
Họ là những người có ảnh hưởng rất lớn lên phương pháp làm cha mẹ ở
Pháp. Ngày nay, tinh thần của họ đang sống rất mãnh liệt ở Pháp.

Rousseau xuất bản tác phẩm Émile hay là về giáo dục (Émile, or On

Education) năm 1762. Nội dung cuốn sách xoay quanh câu chuyện giả
tưởng về cậu bé Émile được giáo dục từ khi cậu ra đời, bập bẹ tập nói
đến khi trưởng thành. Triết gia người Đức Immanuel Kant sau này đã
so sánh tầm quan trọng của cuốn sách này với Cách mạng Pháp. Các
bạn bè Pháp nói với tôi rằng họ đã đọc cuốn sách ở trường trung học.

nh hưởng của Émile ăn sâu bám rễ đến nỗi các đoạn viết và các câu

khẩu hiệu trong đó đã trở thành châm ngôn cho phương pháp làm cha
mẹ thời hiện đại, cũng giống như tầm quan trọng của việc “đánh thức”.
Và cha mẹ Pháp vẫn coi những lời giáo huấn trong cuốn sách là điều
hiển nhiên.

Rousseau khẩn thiết khuyên các bà mẹ cho chính con họ bú. Ông

miêu tả lại việc quấn tã, “mũ trùm độn bông”, “giầy tập đi”, các thiết bị
an toàn cho trẻ ở thời của ông. “Khác xa với việc lưu tâm để bảo vệ
Émile khỏi bị thương, tôi sẽ thấy khổ tâm nhất nếu cậu bé không bao giờ
bị thương tích và lớn lên mà không biết đến đau đớn,” Rousseau viết.
“Nếu cậu bé cầm lấy con dao, cậu sẽ hầu như không siết chặt thêm và sẽ
không tự làm mình bị đứt tay quá sâu.”

Rousseau nghĩ rằng trẻ em nên có không gian riêng để sự phát triển

bộc lộ một cách tự nhiên. Ông nói rằng Émile nên được “hàng ngày đưa
tới giữa cánh đồng; ở đó, để cho cậu chạy nhảy và nô đùa; hãy để cậu
ngã một trăm lần một ngày.” Ông hình dung ra một đứa trẻ tự do thám
hiểm và khám phá thế giới và để cho các giác quan của mình dần dần
được “đánh thức”. “Buổi sáng, hãy để Émile chạy chân trần ở tất cả các
mùa,” ông viết. Ông để cho nhân vật hư cấu Émile đọc duy nhất một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.