DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 56

thức này, các bà mẹ Pháp không phải đang cố gắng giúp cho sự phát
triển của nhận thức ở con mình hay khiến chúng tiến bộ ở trường. Mà
họ tin rằng đánh thức sẽ giúp con họ rèn được “các phẩm chất tâm lý
bên trong như sự tự tin và khả năng chịu đựng sự khác biệt.” Những
người khác tin vào việc cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại vị, màu sắc và các
cảnh tượng khác nhau, chỉ đơn giản vì làm như vậy khiến trẻ thấy vui
thích.

Niềm vui thích này chính là “động lực của cuộc sống,” một trong các

bà mẹ nói. “Nếu chúng ta không có niềm vui nào, chúng ta đã chẳng có
lý do gì để sống.”

Paris thế kỷ XXI của các cha mẹ và trẻ nhỏ, phương phápgiáo dục của

Rousseau có hai kỹ thuật như trái ngược nhau.

Một mặt, trên những cánh đồng (hay bể bơi) thì được nô đùa. Nhưng

mặt khác, còn có một kỹ thuật khá nghiêm khắc. Rouseau nói rằng tự
do của một đứa trẻ nên được quây lại với các giới hạn rõ ràng, chắc chắn
và quyền lực mạnh mẽ của cha mẹ.

“Bạn có biết những cách chắc chắn nhất để khiến cho con bạn khổ sở

không?” Ông viết. “Đó là tạo cho bé thói quen có được mọi thứ. Bởi vì
những khao khát của bé liên tục lớn lên vì được thỏa mãn quá dễ dàng,
sớm hay muộn gì thì sự thiếu quyền hành, dù bạn không muốn, cũng sẽ
đẩy bạn đến chỗ từ chối. Và sự từ chối lạ lẫm này sẽ làm cho bé khổ sở
hơn nhiều so với việc không có được thứ bé muốn.”

Rousseau nói rằng cái bẫy lớn nhất trong việc làm cha mẹ là nghĩ

rằng vì đứa trẻ có thể cãi, lý lẽ của bé xứng đáng được sánh ngang với lý
lẽ của bạn. “Sự giáo dục tồi tệ nhất là để cho bé trôi nổi giữa ý chí của bé
và của bạn, rồi tranh cãi miên man giữa bạn và bé xem ý chí của ai trong
hai người sẽ là chủ đạo.”

Với Rousseau, người quyết định duy nhất có thể chính là cha mẹ. Có

vẻ như ông thường xuyên miêu tả cadre – hay khuôn phép – mà ngày
nay đã trở thành hình mẫu cho cha mẹ Pháp. Sự lý tưởng của khuôn
phép
là cha mẹ cực kỳ nghiêm khắc về một số vấn đề nhất định, nhưng
lại rất thoải mái về mọi thứ khác.

Hầu hết các cha mẹ Pháp mà tôi gặp đều tự nhận mình là “nghiêm

khắc”. Điều này không có nghĩa cha mẹ sẽ là “phù thủy”. Điều đó có
nghĩa là, cũng như Fanny, họ rất nghiêm khắc ở những vấn đề quan
trọng. Những vấn đề này hình thành nên khung xương của khuôn phép.

“Tôi có xu hướng lúc nào cũng cần khắt khe, một chút thôi,” Fanny

nói. “Có một số luật lệ mà tôi thấy nếu chị buông lỏng, chị sẽ có thể phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.