lùi hai bước. Tôi hiếm khi buông lỏng những luật đó.”
Với Fanny, những lĩnh vực này là ăn, ngủ và xem TV. “Với tất cả
những điều còn lại, con bé có thể làm điều gì nó thích,” cô nói với tôi về
con gái mình, Lucie. Ngay cả trong những lĩnh vực quan trọng này,
Fanny cũng cố gắng trao cho Lucie một chút tự do và lựa chọn. “Con bé
không được xem các chương trình truyền hình trên TV nhưng được xem
DVD và con bé được chọn xem đĩa nào. Tôi chỉ cố gắng làm như vậy với
tất cả mọi thứ… Mặc đồ vào buổi sáng, tôi nói với con bé: ‘Ở nhà, con có
thể mặc thế nào cũng được. Nếu con muốn mặc một bộ váy mùa hè giữa
mùa đông, được thôi. Nhưng khi đi ra ngoài, mẹ con mình sẽ cùng
quyết định.’ Điều đó có tác dụng ngay lúc này. Chúng ta sẽ xem điều gì
sẽ đến khi con bé 13 tuổi.”
Mục đích của khuôn phép không phải là nhốt đứa trẻ lại; mà là để
tạo ra một thế giới có thể đoán trước và rõ ràng với bé. “Chị cần có cái
khuôn phép đó, nếu không tôi nghĩ chị sẽ lạc lối,” Fanny nói. “Nó cho
chị sự tự tin. Chị có sự tự tin vào con mình và con chị cũng cảm thấy
điều đó.”
Khuôn phép khiến trẻ cảm thấy sáng tỏ và được trao quyềnhạn. Khi
tôi đưa Bean đi tiêm chủng lần đầu, tôi bế bé trên tay và xin lỗi bé vì
cảm giác đau mà bé sắp phải trải qua. Vị bác sỹ khoa Nhi người Pháp
trách tôi: “Chị đừng nói ‘Mẹ xin lỗi’,” ông nói. “Tiêm chủng là một phần
của cuộc sống. Chẳng có lý do gì để xin lỗi vì chuyện đó cả.” Ông dường
như đang tiếp lời Rousseau – người đã nói: “Nếu vì quá quan tâm mà
bạn miễn cho bọn trẻ tất cả mọi điều khốn khổ thì bạn đang chuẩn bị
cho chúng những nỗi bất hạnh vô cùng to lớn.”
Rousseau không hề ủy mị với trẻ nhỏ. Ông muốn tạo nên những
công dân tốt từ những cục đất sét dễ nhào nặn. Hàng trăm năm qua,
nhiều nhà tư tưởng vẫn tiếp tục coi trẻ nhỏ như tabulae rasae
là những tấm bảng trắng. Gần cuối thế kỷ XIX, một nhà triết học và tâm
lý học người Mỹ, William James đã nói rằng với một đứa trẻ sơ sinh, thế
giới là “một mớ hỗ độn đang bừng nở và lùng bùng.” Đến giữa thế kỷ
XX, mọi người đương nhiên cho rằng trẻ em chỉ mới bắt đầu từ từ hiểu
về thế giới và sự hiện diện của mình trên thế giới này.
Ở
Pháp, đến tận những năm 1960 vẫn còn tư tưởng rằng trẻ nhỏ là
những người ở tầng lớp thứ hai, những người mới chỉ dần dần giành
được vị trí của mình. Tôi đã gặp những phụ nữ Pháp ở độ tuổi 40, khi
còn nhỏ, những người này không được phép nói chuyện ở bàn ăn tối trừ
khi họ đã được người lớn cho phép. Người lớn thường muốn trẻ nhỏ
phải “sage comme une image” (yên lặng như một bức tranh), tương