DẠY CON KIỂU PHÁP (TRẺ EM PHÁP KHÔNG NÉM THỨC ĂN) - Trang 61

đi bộ tiếp trên đường. Với cha mẹ, điều đó có vẻ như là tính ương bướng
bất chợt. Nhưng với trẻ thì có một lý do. “Chúng ta nên cố gắng hiểu bé,
và nói, ‘Có một lý do. Mẹ không hiểu, nhưng chúng ta hãy nói về nó
nhé.’ Quan trọng là, các bà mẹ đừng làm to chuyện lên.”

một trong những lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Dolto, một

nhà phân tâm học Pháp đã tổng kết các bài học của Dolto như sau: “Con
người nói chuyện với con người. Có những người lớn và những đứa trẻ.
Nhưng họ giao tiếp với nhau.”

Tập sách khổng lồ Chăm sóc trẻ nhỏ và em bé (Baby and child care)

của Spock dường như đang cố gắng tính đến mọi kịch bản liên quan tới
trẻ có thể xảy ra, từ tắc tuyến lệ đến cha mẹ đồng tính (ở những phiên
bản sau khi tác giả qua đời). Nhưng những cuốn sách của Dolto đều nhỏ
cỡ bỏ túi. Thay vì đưa ra rất nhiều những hướng dẫn cụ thể, bà liên tục
trở đi trở lại với một số nguyên lý cơ bản và dường như hy vọng rằng các
bậc cha mẹ sẽ tự hiểu ra mọi thứ.

Dolto đồng ý thực hiện chương trình phát thanh với điều kiện bà có

thể trả lời các bức thư từ các bậc cha mẹ chứ không phải là các cuộc gọi
điện thoại. Bà nghĩ rằng cha mẹ sẽ bắt đầu nhận ra được các giải pháp,
đơn giản bằng cách viết ra vấn đề của mình. Pradel, người dẫn trên đài,
nhớ lại: “Bà bảo tôi, ‘rồi bạn xem, một ngày nào đó sẽ có người gửi thư
cho chúng ta mà nói rằng “Tôi gửi cho bà những trang này, nhưng tôi
nghĩ tôi đã hiểu vấn đề rồi.”’ Và chúng tôi đã nhận được một bức thư
như thế, đúng như bà dự đoán.”

Cũng giống như Spock ở Mỹ, ở Pháp, đặc biệt là trong những thập

niên 1970 và 1980, Dolto đã bị chỉ trích vì làm dấy lên một làn sóng
phương pháp làm cha mẹ quá dễ dãi. Rất dễ thấy làm thế nào mà lời
khuyên của bà lại được diễn giải theo cách này: Một số cha mẹ chắc
chắn nghĩ rằng nếu họ lắng nghe điều con mình nói, vậy thì họ sẽ phải
làm theo điều bé nói.

Đó không phải là chủ trương của Dolto. Bà nghĩ rằng cha mẹ nên

lắng nghe con mình và giải nghĩa cho chúng về thế giới. Nhưng bà nghĩ
rằng thế giới này tất nhiên sẽ có rất nhiều giới hạn, và rằng đứa trẻ, một
cách sáng suốt, có thể tiếp nhận và đối phó được với những giới hạn
này. Bà không có ý định lật ngược mô hình khuôn phép của Rousseau.
Bà muốn bảo toàn nó. Bà chỉ thêm vào một lượng lớn sự cảm thông và
tôn trọng đối với trẻ - điều có vẻ như còn thiếu sót ở Pháp thời kỳ trước
năm 1968.

Những cha mẹ tôi gặp ở Paris ngày nay có vẻ như thực sự đã tìm

được sự cân bằng giữa việc lắng nghe con mình và việc hiểu rõ rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.