K
Chương 8
Bánh thối!
hi Bean khoảng 3 tuổi, con bé bắt đầu sử dụng một cụm từ mà tôi
chưa từng được nghe trước đó: Bánh thối.
Cũng giống như tất cả những “lời nguyền rủa” tốt đẹp khác,
bánh thối rất đa năng. Bean hét rất to cụm từ này khi chạy quanh nhà
với bạn của con bé. Con bé cũng sử dụng nó với ý nghĩa “bất cứ cái gì”,
“để con một mình,” và “không phải việc của mẹ.” Đó là một lời đối đáp
với rất nhiều ý nghĩa.
Tôi: Hôm nay ở trường con làm những gì?
Bean: Bánh thối (khịt mũi)
Tôi: Con có muốn ăn thêm rau cải không?
Bean: Bánh thối! (cười lớn)
Cả Simon và tôi đều không biết làm gì với bánh thối. Nó thô lỗ hay
đáng yêu? Chúng tôi nên giận dữ hay thích thú? Chúng tôi không hiểu
ngữ cảnh xã hội, và cũng không có một trải nghiệm thời thơ ấu nào ở
Pháp để gợi nhớ. Để an toàn, chúng tôi yêu cầu con bé đừng có nói như
thế nữa. Con bé thỏa hiệp bằng cách tiếp tục nói cụm từ đó, và sau đó đế
thêm: “Chúng ta không nói bánh thối. Nói thế là không hay.”
Tiếng Pháp của Bean đã trở thành một đặc quyền. Khi chúng tôi
quay trở lại Mỹ để đón Giáng sinh, những người bạn của mẹ tôi liên tục
yêu cầu con bé đánh vần tên của người thợ cắt tóc của con bé, Jean-
Pierre, với âm điệu Paris của nó. (Jean-Pierre đã cắt cho con bé một
mái tóc tém rất “Pháp”). Bean cũng rất vui được hát, theo yêu cầu, một
vài trong số hàng tá những bài hát Pháp mà con bé học được ở trường.
Tôi rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên con bé mở một món quà và nói, rất
tự nhiên, ô la la!
Nhưng có một điều đã trở nên rõ ràng là thông thạo hai thứ tiếng
không chỉ là một thứ để biểu diễn trong các bữa tiệc hay một kỹ năng
trung lập. Khi tiếng Pháp của Bean tốt hơn, con bé bắt đầu mang về nhà
không chỉ những cụm từ không thông dụng mà còn cả những ý tưởng và
quy định mới. Ngôn ngữ mới của con bé không chỉ biến nó thành một
người nói tiếng Pháp mà còn khiến nó trở thành một người Pháp thực