định chấm dứt chiến cuộc. Quân lực Hoàng gia phải tuyệt đối tuân hành
quyết định đó. Trong những ngày sắp tới Nhật Bản phải đối phó với rất
nhiều khó khăn. Cho dù có phải ngủ đất và ăn đá chăng nữa, tôi và tất cả
các anh phải gắng hết sức mình để bảo tồn quốc thể...».
Hatanaka bật tiếng khóc. Nhìn Anami một cách trách móc, Ida hỏi:«
Phải chăng Đại tướng đã mất hết tinh thằn chiến đấu».
Anami nhắm mắt lại. Rồi ông trả lời: «Tôi không thể trái lời Hoàng
thượng, nhất là khi Hoàng thượng yêu cầu trong nước mắt. Hoàng thượng
bảo chúng ta phải nhẫn nhục. Tôi chỉ còn biết tuân hành». Anami mở mắt
nhìn các sĩ quan với ý muốn kêu gọi họ thông cảm cho ông.
Rời phòng hội nghị, một số sĩ quan nổi giận tự nguyện sẽ chứng tỏ
tướng Anami đã lầm lẫn, và lúc này vẫn chưa phải là quá muộn. Hatanaka,
sĩ quan cưng của Anami, quyết định sẽ khởi sự bất chấp sự ủng hộ hay
không của Anami. Anh lên xe tiến về phía Bộ chỉ huy Quân đoàn Miền
Đông đóng vai trò then chốt trong dự mưu của anh.
Vào lúc đó, toàn thể thế giới được tin bế tắc trong nội các Nhật đã được
khai thông. Thông tấn xã Domei của chính phủ Nhật lúc 14 giờ 49 phút
loan báo trong chương trình phátthanh sinh ngữ:
«Đông Kinh. Mười bốn. Tháng Tám. Cótin cho hay Nhật Hoàng sắp
công bố thông điệp chấp nhận tuyên ngôn Postdam ».
Thông điệp đó không xảy ra trong ngày 14 nhưng Hoa Kỳ biết rằng
chiến tranh đang kết liễu và hạ những chỉ thị thích ứng, cho toàn thể các
đơn vị ở mặt trận Thái Bình Dương.
Tại căn cứ không quân Oppamu phía Nam Đông Kinh, toàn thể các phi
công chiến đấu Nhật tập hợp theo lệnh của cấp chỉ huy. Đứng tì tay vào
bàn, viên sĩ quan có vẻ như đang lâm bệnh nặng đó, nói những lời không
một ai có thể ngờ tới: