Tướng Tanaka phục tùng lệnh đó. Sau ngày 15 tháng Tám ông xúc tiến
việc giải ngũ quân đoàn của ông và đóng vai chủ yếu -trong việc duy trì trật
tự ở Đông Kinh. Địch quân Hoa Kỳ sắp tới chiếm đóng quân khu Đông
Kinh, ông coi đây là một sự sỉ nhục đối với cá nhân ông, những lời tuyên bố
cuối cùng của ông, ông dành cho nhóm sinh viên nổi loạn ở
Kawaguchi:«Với tư cách là Tổng Tư lệnh Quân đoàn miền Đông tôi nói
cho các anh hay nước Nhật Bản của chúng ta đã bại trận. Chúng ta phải giải
tán quân lực. Tôi hiểu rõ các anh có cảm nghĩ gì, nhưng tất cả chúng ta phải
tuân hành lệnh của Hoàng Thượng.Thanh niên các anh sẽ có tương lai tươi
sáng. Từ nay trở đi chính các anh có nhiệm vụ lãnh đạo Nhật Bản. Bom
nguyên tử đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Các anh phải nỗ
lực xây dựng một quốc gia mới».
Những thanh niên nghe ông và cả chính ông nữa đều khóc nức nở khi
ông dứt lời.
Đêm 24 tháng Tám này, ông ngồi uống trà với viên phụ tá trẻ tuổi. Ông
nói: «Anh đã dành cả cuộc đời cho tôi», rồi đứng dậy đi sang phòng kế bên.
Người sĩ quan ngồi khóc, mười phút sau một người lính vào bảo Tanaka
muốn gặp anh.
Khi vào đến nơi anh thấy Tanaka bận bộ quân phục với đầy đủ nghi
trang, uy nghi ngồi trên cỗ ghế bành. Họ lặng lẽ nhìn nhau giây lát rồi
tướng Tanaka bấm cò, viên đạn súng sáu xuyên thủng ***g ngực.
Trên chiếc bàn bên cạnh, Tanaka xếp đặt rất ngay ngắn sáu bức thư tuyệt
mệnh, chiếc mũ nhà binh, đôi găng trắng và thanh kiếm do nhà vua ban cho
ông. Đằng sau tất cả những vật ấy là một bức tượng vua Minh Trị, một hộp
thuốc lá, hai tập kinh Phật và đôi mắt kiếng.
Thư tuyệt mạng của Tanaka để lại cho gia đình rất giản dị: «Toàn thể
quân lực nguyện hy sinh cho Hoàng Thượng. Nhật Bản ngày nay bị bại trận
là điều tôi không thể chịu nổi. Tôi tự sát với tâm hồn thanh thản không hối