Bản năng quân sự của ông bảo cho ông biết rằng: «trận đánh quyết định
giữa hai bên sẽ diễn ra tại Luzon», là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Phi Luật
Tân. Ông dự tính tập trung lực lượng ở Luzon và thi hành chiến thuật tử thủ
để cầm chân Hoa Kỳ lâu chừng nào hay chừng đó. Kế sách đó của ông đã bị
Đông Kinh bác bỏ và họ đòi ông phải cử lực lượng tới tăng viện cho một
mặt trận Leyte, là nơi Mac Arthur đổ bộ vào ngày 20 tháng Mười.
Bị thất vọng về quyết định của Đông Kinh nhưng ông vẫn phải tuân lệnh
và gửi binh sĩ tới nghênh chiến ở Leyte. Quả là lực lượng Nhật đã mắc phải
cái bẫy của địch quân. Một viên tướng Hoa Kỳ đã ví đảo Leyte như là một
cái chợ thịt, mà thịt đây tức là lính Nhật, đến chừng nào chết chừng đó.
Phần lớn lực lượng mà Yamashi-ta dự liệu cố thủ Luzon, đã bị tiêu diệt ở
mặt trận Leyte.
Ngày 9 tháng Giêng 1945 khi Quân đoàn sáu Hoa Kỳ đổ bộ lên vịnh
Luzon. Trận đánh cuối cùng ở chiến trường Phi Luật Tân đã bắt dău, với kết
cục dường như cả thế giới đều biết. Tướng Yamashi-ta rút lui, đứng lại đánh
địch, rồi chạy, rồi quay trở lại tấn công. Từ từ quân lực Hoa Kỳ dồn ông vào
vùng rừng núi. Thành phố Manila bị bỏ lại, ông bằng lòng với chiến trường
cao nguyên, là nơi ông có thể cầm cự lâu dài.
Khi quân đội Hoa Kỳ tiến đến ngoại ô Manila thì Nhật Bản gần như đã
rút hết khỏi thành phố này. Một thông cáo được loan đi khắp thế giới báo
tin Hoa Kỳ tái chiếm Manila, Đệ nhất sư đoàn kỵ binh Hoa Kỳ được dành
cho cái danh dự mở cuộc diễu hành chiến thắng vào Manila.
Máy bay quan sát bay lượn trên thành phố ghi nhận những đám cháy
ngút trời ở Manila chìm trong lửa đỏ. Quân Nhật ở lại tiếp chiến.
Nhiều sĩ quan Hoa Kỳ lo lắng. Họ không muốn Manila trở thành một
trận địa. Nhiều phụ tá của Mac Arthur đã sống lâu năm ở Viễn Đông và coi
Manila như là một thành phố quê hương.