không có gì. Vậy thì, câu đó có nghĩa là một người... một người không
thừa nhận một cái gì hết?
- Thì chú hãy nói rằng: đó là một người không tôn trọng một cái gì hết, -
ông Pavel Petrovich họa theo, rồi lại tiếp tục phết bơ.
- Một người có thái độ phê phán đối với mọi vấn đề, - Arkadi nhận xét.-
Nói thế chả là như nhau à? - ông Pavel Petrovich hỏi.
- Không ạ, không như nhau đâu ạ. Người theo chủ nghĩa hư vô là người
không cúi đầu bái phục trước bất kỳ một quyền uy nào, không tin theo bất
kỳ một nguyên tắc nào, cho dù nó có được tôn trọng đến đâu chăng nữa.
- Vậy thì sao, thế là tốt ư? - ông Pavel Petrovich ngắt lời.- Cái đó cũng
tùy người bác ạ. Có người thấy hay, có người lại thấy là rất dở.- Té ra vậy.
Thôi, điều đó tôi thấy không phải chuyện của chúng tôi. Chúng tôi là những
người cổ xưa, chúng tôi cho rằng: nếu không có nguyên tắc (từ này ông
Pavel Petrovich nói ra một cách nhẹ nhàng, theo kiểu Pháp, còn Arkadi, trái
lại, lại phát âm là “nguyên tắc” nhấn mạnh vào âm đầu tiên) nếu không có
nguyên tắc được mọi người tin theo, như cháu nói, thì cất bước sẽ không
nổi, hít thở cũng không xong đâu. Vous Avez changé tout cela
*
.
Vậy thì cầu Chúa cho các ông mạnh khỏe và phong cho các ông cấp
tướng
[7]
, còn chúng tôi thì sẽ chỉ xin được ngắm nhìn các ông, thưa các
ông... các ông gì ấy nhỉ?- Các ông theo chủ nghĩa hư vô, - Arkadi nói rành
rọt.
- Phải, trước kia là các ông theo chủ nghĩa Hegel
[8]
ông theo chủ nghĩa hư vô. Cánh ta sẽ xem các ông tồn tại trong khoảng
chân không, trong khoảng không gian trống ra sao. Thế còn bây giờ xin chú
Nikolai Petrovich rung chuông cho, đến lúc tôi phải uống cốc cacao của tôi
rồi.
Ông Nikolai Petrovich rung chuông, gọi “Duniasa!”. Nhưng không phải
Duniasa mà chính Pheneska đã bước ra hàng hiên. Đó là một thiếu phụ tuổi
trạc hai mươi ba, người trắng trẻo, dịu dàng, cả mái tóc và đôi mắt đều sẫm,
đôi môi đỏ và mọng như môi trẻ con, đôi tay xinh xắn mịn màng. Nàng bận
một chiếc xiêm vải hoa tề chỉnh, một tấm khăn mới màu xanh lơ nhẹ nhàng