-Thế đấy, thế đấy. Cậu bông đùa đến thế kia đấy. Vậy là cậu bác bỏ tuốt
cả chứ gì? Cứ cho là như vậy. Nghĩa là cậu chỉ tin vào mỗi khoa học mà
thôi?- Cháu đã thưa với bác là cháu chẳng tin vào cái gì hết. Mà khoa học là
cái gì kia chứ, khoa học nói chung chăng? Có các khoa học, cũng như có
các nghề nghiệp, các chức danh vậy. Còn khoa học nói chung thì chẳng làm
gì có.
- Được lắm. Thế còn đối với các quy định mà mọi người đều chấp nhận
trong cuộc sống hàng ngày thì cậu cũng có chiều hướng phủ định như thế
chăng?- Thế là thế nào, bác lục vấn tôi hay sao đấy? - Bazarov hỏi.Ông
Pavel Petrovich hơi tái mặt đi... Ông Nikolai Petrovich thấy cần phải xen
vào câu chuyện.
- Thôi, cậu Evgheni đáng mến ơi, lúc nào đó chúng tôi sẽ đàm luận tỉ mỉ
hơn với cậu về đề tài đó. Rồi chúng tôi sẽ được biết ý kiến của cậu và
chúng tôi cũng sẽ phát biểu ý kiến của chúng tôi. Về phần tôi, tôi rất mừng
được biết cậu đương nghiên cứu các khoa học tự nhiên. Tôi có nghe nói là
[10]
đã có những phát minh kỳ lạ về phân bón ruộng. Cậu có thể giúp
cho công việc canh nông của tôi. Cậu có thể góp cho tôi những ý kiến có
ích nào đó.- Cháu sẵn sàng phục vụ bác, bác Nikolai Petrovich ạ! Nhưng
chúng cháu đâu dám ví với Liebig! Trước tiên phải học xong a, b, c đã rồi
mới đi đọc sách được, còn chúng cháu thì những cái sơ đẳng nhất cũng
chưa học xong nữa là!
“Đấy, thế là tớ thấy đích thị cậu là người theo chủ nghĩa hư vô rồi”, -
ông Nikolai Petrovich nghĩ bụng. - Dù sao cũng xin đến nhờ cậu giúp khi
cần thiết, - ông dõng dạc nói thêm. - Còn bây giờ, anh ạ, em nghĩ đã đến lúc
ta phải đi bàn chuyện với ông quản lý thôi.
Ông Pavel Petrovich cất mình đứng dậy.
- Phải, - ông nói, chẳng nhìn vào ai, - điều tai hại là thấm thoắt đã năm
năm mình sống cách xa những trí tuệ vĩ đại, ở cái chốn quê mùa này rồi!
Chính là đã ngốc lại càng ngốc thêm đấy. Mình cố gắng không quên những
điều đã được học, nhưng, đùng một cái, té ra đó toàn là những điều nhảm
nhí, và bây giờ người ta lại bảo mình rằng những người đứng đắn hiện nay