Vấn đề là, hầu hết hàng hóa công ty rao bán đều là hàng loại hai - những sản phẩm mà mọi người trong công ty đều biết
chúng có một vài lỗi chi tiết nhỏ. Người bạn của chúng tôi, thực chất là một “tay cò mồi” chịu trách nhiệm xoa dịu số ít khách
hàng có đủ can đảm phàn nàn về việc mua hàng của họ. Công ty đã nói với cô ấy rằng, căn cứ vào thực tế, chỉ có 4% trong số các
khách hàng không hài lòng tỏ ý phàn nàn khi họ nhận được dịch vụ hay một hàng hóa tồi.
LỜI KHUY ÊN: Bạn cảm nhận về bản thân như thế nào khi làm việc cũng rất quan trọng đối với lòng tự tôn của bạn. Không
có công việc nào quan trọng đến mức bạn phải nói dối vì nó, không có khoản tiền nào đủ lớn để bù đắp cho những cảm xúc tồi tệ
của người khác vì cách cư xử của bạn. Có lẽ lý do chính đáng nhất để trung thực với khách hàng là vì điều đó cho phép bạn thành
thực với chính bản thân.
Cô ấy có hoàn lại tiền cho những khách hàng đã phàn nàn không? Chắc chắn rồi. Công ty sẵn sàng đút lót cho những người
đã dũng cảm đó. Liệu cô ấy có khiến những người phàn nàn cảm thấy tốt hơn? Nhất định là có. Ít ra cô ấy cũng ở đó để lắng nghe
họ.
Nhưng cô ấy đã xin nghỉ việc sau sáu tháng. Tại sao? “Bởi vì,” cô ấy giải thích, “Tôi không thể chấp nhận trở thành một phần
trong cái tổ chức hoạt động quá biết cách khai thác khách hàng của mình.”
Bất cứ ai thiếu chân thành trong những chuyện nhỏ nhặt cũng không đáng tin cậy trong những chuyện lớn.
― ALBERT EINSTEIN