cuộc hẹn. Sự căng thẳng không tự ý thức được sẽ ăn tươi nuốt sống bạn, nhưng nó cũng có thể hữu ích khi giúp trì hoãn những
phản ứng của bạn trước những sự kiện do cơn stress gây ra. Nó giúp bạn giữ được kiểm soát.
LỜI KHUY ÊN:Để tận dụng thêm giá trị của kỹ xảo này, đại diện dịch vụ Amy Gruber duy trì nhật ký về stress ghi lại những
khách hàng và những tình huống đáng bực bội nhất của cô ấy. Ghi nhận thêm một mục vào cuốn nhật ký giúp cô bình tâm lại, và
sau nhiều năm, cuốn nhật ký đó đã trở thành cuốn sách chỉ dẫn giúp cô đối phó với cơn stress của mình.
5. Hãy nghỉ ngơi một phút. John Rondell, một nhân viên tư vấn bán hàng, tưởng tượng ra hình ảnh sống động về bản thân
khi đang ngụp lặn tại một bãi biển tuyệt đẹp với bờ cát trắng ở Caribbean. Anh đã mơ tưởng về cảnh đó cho đến khi có thể tận
hưởng cảm giác như thể đang ở đó thật và không còn ý thức về thời gian và địa điểm, cho dù những chuyến đi của anh chỉ kéo dài
một hay hai phút. Giờ đây, anh có thể quay lại với “địa điểm ưa thích” của mình trong khi đang tiếp nhận một cuộc gọi căng thẳng
hay trước khi nói chuyện với một khách hàng có thể gây nhiều áp lực.
6. Thư giãn. Chúng ta thường có xu hướng làm căng cơ bắp bằng cách xiết chặt chúng. Thay vào đó, hãy thử cách làm tương
tự: làm căng và thư giãn các cơ hay nhóm cơ cụ thể. Hãy vươn vai, sau đó thả lỏng. Thít chặt các cơ vùng bụng rồi thả lỏng ra.
Đẩy hai lòng bàn tay đối diện nhau, sau đó thả lỏng cánh tay của bạn. Một số người đã quá thành thạo với cách làm này, họ thậm
chí có thể thực hiện các bài thể dục ngay trước mặt khách hàng.
Tiếp tục đi. Tôi đang trong tâm trạng bình tĩnh.
Tiếp tục đi. Tôi đang trong tâm trạng bình tĩnh.
7. Tập các bài thể dục nhịp điệu ngay tại chỗ. Thể dục là một yếu tố sống còn trong một cuộc sống luôn bị stress chế ngự.
Hãy thử hai cách “tập tại bàn” sau đây:
- Trong khi vẫn ngồi nguyên tại bàn làm việc, hãy nâng bàn chân của bạn lên cho đến khi hai chân gần như song song với
sàn nhà. Giữ chân ở tư thế đó, sau đó hạ chân xuống. Làm như vậy năm lần.
- Quay đầu của bạn ra phía trước và từ bên này sang bên kia (nhưng không ngả ra phía sau - làm thế sẽ làm căng cơ quá mức
thay vì duỗi cơ). Xoay hai vai của bạn ra phía trước, sau đó nâng lên và quay về phía sau. Cách này sẽ mang lại cảm giác đặc biệt
dễ chịu sau khi bạn phải ngồi hay đứng một chỗ khá lâu.
8. Tổ chức. Hoạt động tổ chức đem lại cho bạn cảm giác được kiểm soát và làm giảm mức độ stress của bạn. “Tôi sắp xếp lại
những thứ trên mặt bàn mỗi khi tôi phải chờ điện thoại,” Eric Johnson, một người đại diện dịch vụ khách hàng, đã tâm sự như
vậy. “Trước khi tôi rời khỏi bàn làm việc vào cuối ngày, tôi chắc chắn mọi thứ đã được dọn dẹp, và tôi đã có danh sách những
việc ưu tiên cần làm trước trong ngày hôm sau.”
9. Trò chuyện tích cực. Hãy trút bỏ nỗi giận dữ và bực bội của bạn theo những cách tích cực. Chia sẻ những cuộc gặp gỡ
khách hàng với các đồng nghiệp có thể giúp bạn tìm thấy sự hài hước trong tình huống đó và thu được những ý tưởng mới để ứng
phó với những tình huống tương tự. Tuy nhiên, những lần chuyện trò tiêu cực nhằm đều đặn xào xáo lại những chuyện cũ chỉ
càng gợi lại và củng cố thêm chứ không hề làm giảm bớt tình trạng stress của bạn.
10. Hãy nghỉ ngơi thoải mái. Hãy biến thời gian nghỉ giữa giờ thông thường của bạn thành những quãng nghỉ ngơi xả stress.
Thử cân nhắc chuyện bước chân ra ngoài, đọc một chương trong cuốn sách yêu thích, hay chỉ đơn giản ngồi xuống và nhắm mắt
lại trong vài phút. Hãy mang vài món đồ ăn vặt cùng với đồ uống có lợi cho sức khỏe đến chỗ làm để thay cho cà phê và bánh rán
vòng như thường lệ.
Nói cách khác: Bạn chỉ có thể phục vụ tốt như những gì bạn cảm thấy. Bạn cần phải chăm sóc đến bản thân. Và bạn là người
duy nhất có thể thực hiện điều đó.
Khi khách hàng của bạn cảm thấy lo lắng nhất, bạn cần duy trì được trạng thái tốt nhất của mình - có năng lực nhất, tự tin
nhất, bình tĩnh nhất và kiểm soát được bản thân.
―CHIP R. BELL