Lưu ý rằng một loại thực phẩm giàu protein thì không chỉ chứa protein. Ví dụ như trong
100g thịt heo nạc chỉ chứa 18g protein, 7g chất béo; trong khi 100g đậu xanh chứa 20g
protein và 51g carbohydrate. Như vậy, dù là ăn thịt nạc nhưng bạn cũng đã đưa thêm vào
cơ thể một lượng mỡ động vật và cholesterol có thể gây nặng nề thêm tình trạng rối loạn
mỡ máu sẵn có.
Ngành dinh dưỡng ngày nay đang khuyến cáo tăng cường sử dụng các loại protein thực
vật trong bữa ăn hàng ngày để tránh chất béo xấu và tăng cường các chất chống ô-xy hóa,
giúp giảm thiểu các bệnh mãn tính như béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch, đột
quỵ...
Nguồn cung cấp protein
Khi nói đến protein, chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ đến thịt, trứng và các sản
phẩm từ sữa. Nhiều người thường xuyên chọn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê)
làm nguồn cung cấp protein chính. Nhưng sẽ rất có lợi cho sức khỏe nếu bạn cũng ăn các
loại thức ăn giàu protein khác như cá, đậu hạt và ngũ cốc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn ít thịt đỏ và ăn nhiều cá, thịt gà đã hạ
thấp được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và bệnh ung thư trực tràng. Ngoài ra, cá còn
cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp cải thiện sức khỏe, như axit béo omega-3. Đậu hạt
và ngũ cốc là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, carbohydrate và các hợp chất hóa học tự
nhiên (phytochemical). Ngoại trừ đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, hầu hết thực
phẩm có nguồn gốc từ thực vật không cung cấp tất cả các axit amin. Vì vậy cần phối hợp đa
dạng các loại thực phẩm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu protein của cơ thể.
Protein đậu nành tương đương với protein động vật.
NGUỒN CUNG CẤP PROTEIN ĐỘNG VẬT
THỰC PHẨM
KHẨU PHẦN
PROTEIN
NĂNG LƯỢNG (KCAL)
Ứ
c gà (đã bỏ da)
100g
30,9g
173
Phi-lê bò (nạc)
100g
29g
188
Phi-lê heo (nạc)
100g
21,4g
122
Cá hồi
100g
20,2g
180