Bánh mì
nguyên cám
14
12
74
4,1
B1, Fol, Nia/Fe, K, Mg, P, Zn
Gạo lứt
9
10
81
1,7
B1, Nia/Mg, P, Zn
Đậu que
0
9
91
4
A, Fol, K/K
Táo
0
0
100
3
K
Ứ
c gà
27
73
0
0,1
B2, B6, B12, Nia/K, P, Zn
Phi-lê bò
36
64
0
0
B1, B2, B12, Nia/Fe, K, P, Zn
Cá hồi
54
46
0
0
B1, B2, B12, Fol, Nia, Pant/ Fe,
K, P, Zn
Hạnh nhân
78
12
10
0
B2, E/Fe, K, Mg, P, Zn
Trứng
61
38
1
0
A, B2, B12, D/Ca, P, Zn
Dưỡng chất đa lượng và dưỡng chất vi lượng
Tất cả các loại thức ăn đều chứa hai loại dưỡng chất chính yếu: dưỡng chất đa lượng và
dưỡng chất vi lượng.
Cơ thể cần một lượng lớn dưỡng chấtđa lượng để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh,
cung cấp năng lượng để cơ thể thực hiện tất cả các chức năng và các hoạt động hàng ngày.
Dưỡng chất đa lượng bao gồm chất béo, protein (chất đạm), carbohydrate (chất bột đường)
và chất xơ. Hầu hết các loại thực phẩm đều có chứa những dưỡng chất này với tỷ lệ khác
nhau.
Dưỡng chất vi lượng (vi chất dinh dưỡng) bao gồm vitamin và khoáng chất. Sở dĩ có tên
gọi như thế là bởi vì chúng được tìm thấy trong thức ăn với số lượng rất nhỏ, nhưng đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của cơ thể và hỗ trợ
cho quá trình tiêu hóa.
Cách tốt nhất để bổ sung các vi chất dinh dưỡng là hàng ngày nên
ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Chỉ trong những
trường hợp đặc biệt như khi có thai, bệnh tật... mới cần dùng thuốc có
vitamin, và cũng chỉ nên dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.