Triều Tiên. Ông cũng đã mất những người con trong cuộc Vạn lý trường
chinh vào giữa những năm 30. Nhưng không bao giờ tôi thấy ông để lộ bất
cứ sự xúc động nào vì những mất mát này. Việc ông sống sót trong khi
nhiều người khác đã hy sinh càng làm cho ông tin tưởng ông sẽ rất thọ. Ông
nói, chính những người chết đã phù hộ cho cách mạng.
Mao không bao giờ thiếu thông tin. Mặc dù suốt ngày ông nằm trên
giường và không mặc quần áo, nhưng ông thường đọc và được các cộng sự
của ông báo cáo bằng văn bản hoặc bằng miệng về những sự kiện ở Trung
Quốc và trên thế giới, từ những mưu mô lặt vặt ngay xung quanh ông,
những diễn biến tại những nơi hẻo lánh ở Trung Quốc cho đến những sự
việc xảy ra ở những đất nước xa xôi khác. Mao không ưa hình thức và lễ
nghi. Sau khi Mao được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước ít lâu vào năm 1949,
vụ trưởng Vụ Lễ tân Dư Tín Thanh đề nghị ông nên tuân theo lễ nghi quốc
tế trong khi đón tiếp các đại sứ nước ngoài, như mặc quần áo màu sẫm, đi
giày da đen. Mao đã nổi giận. Ông nói:
- Chúng ta là người Trung Quốc, chúng ta có tập quán riêng của chúng ta.
Tại sao chúng ta lại phải theo người khác?
Từ đó ông thường mặc bộ đồng phục kiểu Tôn Trung Sơn và đi giày vải.
Khi các chính trị gia hàng đầu khác noi gương vị Chủ tịch của họ, thì tên
của bộ đồng phục đã thay đổi và bộ đồng phục màu xám kiểu Mao đã trở
thành mốt. Vụ trưởng Vụ Lễ tân, người dám cả gan khuyên Mao tuân theo
nghi thứ quốc tế đã bị cách chức. Ông ta đã tự vẫn trong thời kỳ Cách mạng
vàn hóa. Mao coi lịch trình, công việc hàng ngày, nghi thức và lễ nghi như
là phương tiện để kiểm tra chính mình. Ông không hề bị lệ thuộc vào bất cứ
quy định nào, ông thưng chơi bời quá độ. Khi đi dạo, ông thường về nhà
bằng đường khác. Ông hay tìm tòi những cái mới, những điều chưa được
thử nghiệm không những trong cuộc sống riêng tư mà còn cả trong lĩnh vực
chính trị. Ông mê nhất lịch sử Trung Hoa. Ông thường nói: Chúng ta phải
nghiên cứu về quá khứ để phục vụ hiện tại. Ông đã đọc đi đọc lại không
biết bao nhiêu lần cuốn lịch sử 24 triều đại – một bộ biên niên sử chính