- Hãy quan tâm đến các bác sĩ Bắc Kinh. Nếu họ muốn, họ có thể ở lại
Bắc Đới Hà lâu hơn. Bác sĩ Trương Tiêu Giang là người cùng quê Hồ Nam
với tôi. Có thể, tôi cố thu xếp thời gian để chuyện trò với ông.
Tôi vẫn chưa biết về hoàn cảnh chính trị trong nước, nhưng cũng cảm
thấy rằng Mao giận dữ ai đó.
Sau khi làm lành Mao lại, cũng như trước đây, tin và kính trọng tôi.
Chúng tôi hàng ngày học tiếng Anh, trong thời kỳ mất ngủ của lãnh tụ tôi là
người nghe chăm chú và người đối thoại của ông. Chủ tịch thường phẫn nộ
bởi chính sách của Liên Xô trong mối quan hệ với Trung Quốc và luôn luôn
nhắc đi nhắc lại là chúng tôi cần học phương tây. Ông cho rằng tư duy
phương tây giúp đỡ việc hồi phục văn hoá của đất nước lạc hậu chúng ta.
Mao chống lại sự bắt chước mù quáng phương tây và muốn trên cơ sở kết
hợp văn hoá phương đông và phương tây tạo ra một nguyên tắc mới để cập
nhật đất nước vĩ đại chúng ta. Khi tôi lưu ý Mao về sự khác nhau giữa
phương đông và phương tây, Mao nhận xét rằng tôi chưa đủ trí lãng mạn và
khát vọng. Theo tôi, nhiều người lãnh đạo đảng cộng sản cũng không có
điều này.
Gần thời kỳ ấy, cuối hè năm 1956, Mao lần đầu tiên thông báo cho tôi ý
định của mình từ chức Chủ tịch cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Thoạt đầu
tôi không tin. Khi đấy tôi chưa biết rằng Chủ tịch không bao giờ nói suông,
và cũng không có ý nghĩa gì đặc biệt trong các cuộc đàm luận về đêm, tuy
nhiên sau này tôi hiểu rằng Mao đã suy nghĩ cẩn thận và quyết định. Việc từ
chức chức vụ chủ tịch nước của Mao vẫn chưa lan ra, nhưng dư luận đã
bóng gió nói đến. Chính thức Mao bỏ chức vụ này chỉ ba năm sau đó – vào
năm 1959. Ông cũng tuyên bố rằng nguyên nhân là do sức khỏe xấu và ông
muốn đỡ ừ vướng víu công việc xã giao hình thức, giành thời gian giải
quyết các vấn đề trong nước và chính sách đối ngoại. Thực tế Mao cũng có
cả những kiểu chơi ngầm.
Thật vậy mỗi buổi lễ chính thức trên quảng trường Thiên An Môn làm
lãnh tụ mất ngủ vài đêm và khi xong việc lại bị cảm và sưng cuống phổi.