Mao cũng bực mình do chuyện hình thức này mà ông bị mất thời gian quý
giá.
Chủ tịch không thích các buổi tiếp khách chính thức. Để tham gia, ông
phải mặc quần áo đúng nghi lễ mà ông không ghét. Ông cho rằng tất cả các
cuộc gặp đại sứ nước ngoài và các thủ tục hình thức chỉ làm mất thời gian
vô ích. Từ năm 1956 huỷ bỏ các cuộc biểu tình trong ngày lễ trên quảng
trường trang hoàng không phải vì tự ái mà đơn thuần là vì Mao cáu
Tuy nhiên sau một vài năm tôi hiểu rằng việc Chủ tịch từ chức là một
hành động chính trị khôn ngoan. Với bước đi như thế Mao muốn lấy lòng
tin chiến hữu của mình, đặc biệt là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình,
những người mà ông bắt đầu nghi ngờ. Việc Khơ-rút-sốp buộc Stalin tội
sùng bái cá nhân đẩy Mao vào vị trí phòng thủ. Bạn chiến đấu của ông
muốn sự lãnh đạo đất nước phải do tập thể làm, việc họ phê bình cách đi
của Chủ tịch trong cuộc cải cách mau lẹ đã trở nên mạnh mẽ và biến những
người bạn cũ của ông thành những người chống đối lại ông. Khi thông báo
cho những người lãnh đạo cao cấp đảng ý định của mình từ chức chủ tịch
nước, Mao muốn chứng tỏ cho các chiến hữu của mình tính trung thành của
ông, dù họ đang thuyết phục ông ở lại. Nếu sự từ chức của ông không gây
nên sự chống đối, Mao sẽ dùng các biện pháp quyết liệt để giành quyền lực
của mình.
Rời khỏi lò đấu tranh chính trị Bắc Kinh, Chủ tịch tiếp tục theo dõi sự
phát triển tình hình ở Trung Nam Hải. Mao không có ý định rời bỏ quyền
lực, ngược lại – ông muốn tóm lấy tất cả sợi dây điều khiển đất nước vào
tay mình. Mao không cần cái vẻ bề ngoài quyền lực, mà cần quyền lực để
cải cách đất nước tương ứng với kế hoạch có ảnh hưởng sâu rộng.
Lãnh tụ chẳng phải đợi lâu. Đại hội 8 đảng cộng sản Trung Quốc, khai
mạc tháng 9 năm 1956, xác nhận tất cả sự nghi ngờ tồi tệ của ông trong mối
quan hệ của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.