xuyên có mặt. Họ túc trực từng cặp ứng theo cấp bậc, vị trí chính trị và
được thay đổi 12 giờ một lần. Trong số những người này có ông phó của
Mao – người thuộc phái ôn hoà Hoa Quốc Phong, phái cực đoan Vương
Hồng Văn, ngoài ra còn có cả các Uỷ viên Bộ chính trị – phái ôn hoà Uông
Đông Hưng và phái cực đoan Trương Xuân Kiều.
Hoa Quốc Phong chịu trách nhiệm mọi hoạt động cấp cứu Chủ tịch. Ông
thành kính tôn sùng Mao, thường xuyên hỏi han sức khỏe. Lắng nghe báo
cáo của các bác sĩ, ông tin người ta đã làm tất cả những gì có thể để kéo dài
cuộc sống của lãnh tụ. Khi chúng tôi đề nghị hồi sức nhân tạo cho chủ tịch
bằng các phương pháp mới đôi khi gây đau đớn như cho ống xông qua
đường mũi bơm thức ăn vào dạ dày, Hoa Quốc Phong là người duy nhất
muốn thử ngay phương pháp này lên chính ông ta. Tôi rất quý Hoa Quốc
Phong. Tính liêm khiết, sự thẳng thắn quả là hiếm hoi trong số những người
lãnh đạo đảng dính líu đến tham nhũng, thối nát.
Lần đầu tiên tôi gặp Hoa Quốc Phong vào năm 1959, trong thời kỳ Đại
nhảy vọt. Khi đó tôi cùng với Mao về quê hương ông ở Thiếu Sơn tỉnh Hồ
Nam. Hoa Quốc Phong khi ấy là bí thư đảng ở Tương Đàm. Sau hai năm,
chính sách Đại nhảy vọt đã đẩy đất nước vào khủng hoảng kinh tế, tuy vậy
chính quyền địa phương vẫn tiếp tục vẫn báo cáo lên về sự tăng trưởng sản
xuất nông nghiệp và chỉ có Hoa Quốc Phong duy nhất dám dũng cảm công
khai nói rằng không những chỉ sức người và gia súc mà cả đất đai cũng bị
kiệt cạn, tất cả các báo cáo về tăng trưởng sản xuất là sự nói dối trắng trợn.
- Không một ai, ngoài Hoa Quốc Phong, nói cho tôi tất cả sự thật – Mao
nhận xét như thế.
Hoa Quốc Phong trở thành người thay thế Mao vào tháng 4-1976, khi
ông chiến thắng trong cuộc đấu đá giành quyền lực các phe cánh khi họ biết
Mao sắp qua đời.
Tháng giêng 1976, Mao bổ nhiệm Hoa Quốc Phong chức vụ quyền thủ
tướng Quốc vụ viện Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thay cho Chu Ân Lai đã
qua đời, giải quyết mọi công việc chính phủ. Đầu tháng tư, hàng trăm nghìn
người Bắc Kinh đã tụ họp nhau trên quảng trường Thiên An Môn tưởng