nhớ vị thủ tướng vừa mất Chu Ân Lai và bày tỏ sự phẫn nộ của mình bởi
những hoạt động của Giang Thanh cùng nhóm chiến hữu Thượng Hải của
bà là Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn. Cuộc biểu
tình đã bị chính quyền buộc tội “phản cách mạng”. Để làm vừa lòng những
nhà cách mạng vây quanh vợ mình, Mao buộc tội bài phát biểu của Đặng
Tiểu Bình trước quần chúng.
Mao luôn luôn có xu hướng cân bằng lực lượng tả khuynh và hữu
khuynh, trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp bằng cách bổ nhiệm người trợ lý
của mình là Hoa Quốc Phong. Như vậy, Hoa Quốc Phong không những trở
thành người đứng đầu chính phủ, còn là người thừa kế Mao ở vị trí người
đứng đầu đảng cộng sản Trung Quốc. Tôi vui mừng vì điều này, xem quyết
định của Chủ tịch rất khôn ngoan. Thậm chí bản thân Giang Thanh cũng tán
thành quyết định, nói, cuối cùng lãnh tụ hành động sáng suốt. Tuy nhiên
những người cực đoan buộc tội Hoa Quốc Phong là “hữu khuynh”.
Do vẫn bị công kích, ngày 30 tháng 4 năm 1976 Hoa Quốc Phong nói với
Mao rằng ông không thể giữ nổi vị trí vì sự đả kích thường xuyên và nhục
mạ từ nhóm Giang Thanh. Sau cuộc hội đàm với Chủ tịch, Hoa Quốc
Phong cho tôi xem một số văn bản. Lúc ấy Mao nói năng rất khó khăn, phải
nhờ người khác viết hộ. Mao viết cho Hoa Quốc Phong như sau:
“Khi đồng chí ở chính quyền, tôi yên tâm. Hãy hành động với nhiệm vụ
được giao. Phải tự tin và đừng lo ngại”.
Sau khi Mao qua đời, với bằng chứng giấy trắng mực đen, tài liệu trên
mở đường cho Hoa Quốc Phong trở thành người thừa kế.
Sau nửa đêm 8-9-1976, các bác sĩ lại cố gắng kích thích hoạt động tim
của Mao. Do tiêm vào người Mao một chế phẩm từ nhân sâm, vì vậy huyết
áp nâng lên từ 86/66 lên 104/72 gần như tới mức bình thường và mạch đập
ổn định chút ít, tuy nhiên tôi hiểu, huyết áp tăng giả tạo, không kéo dài lâu
được.
Sau khi tiêm, Hoa Quốc Phong kéo tôi lại bên thì thầm, không muốn
Trương Xuân Kiều, Uông Đông Hưng, hai uỷ viên bộ chính trị đứng gần