ĐỜI TƯ MAO TRẠCH ĐÔNG - Trang 27

mặc dù có những cử chỉ vụng về và thói thích rượu, nhưng cô vẫn giữ được
sự ưu ái của lãnh tụ.

Năm 1974, sau khi thư ký của Mao, Tô Dạ Phú mắc bệnh ung thư phải

nằm viện, Trương Ngọc Phượng thay vào đó. Cô ta xử lý các thư tín hàng
ngày gửi đến Chủ tịch, sau này khi thị lực Mao giảm đi, cô đọc cho ông một
khối lượng lớn tài liệu, viết tốc ký lời bình và chỉ thị. Cuối năm ấy, Uông
Đông Hưng chính thức tin tưởng giao Trương Ngọc Phượng giữ cương vị
thư ký riêng của Mao.

Với tư cách bác sĩ riêng, tôi có thể rẽ vào phòng Mao bất kỳ lúc nào, còn

tất cả mọi người phải được phép của Trương Ngọc Phượng. Sau năm 1974
ngay cả Giang Thanh, vợ Chủ tịch và các uỷ viên Bộ chính trị muốn vào
phòng của lãnh tụ cũng phải có sự đồng ý của Trương Ngọc Phượng, buộc
phải chịu đựng tính khinh khỉnh của cô. Một hôm vào tháng 6-1976, Hoa
Quốc Phong đến, muốn gặp Mao, nhưng Trương Ngọc Phượng đang nghỉ
trưa, ấy thế ông cũng không dám đánh thức cô ta. Hai giờ đồng hồ trôi qua,
Trương Ngọc Phượng cũng chưa đến làm việc, vì thế thủ tướng Quốc vụ
viện Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, vị tư lệnh chỉ đứng sau chức của Chủ
tịch đành phải ra về, không được hội kiến. Vào đầu năm ấy, Đặng Tiểu Bình
ốm, cộng thêm sự công kích của phe đối lập, làm gia đình ông xẻ đàn tan
nghé. Đặng Dung, con gái út của Đặng Tiểu Bình viết cho Mao bức thư cầu
khẩn lãnh tụ cho phép cô được sống với bố, lá thư ấy Trương Ngọc Phượng
không chuyển cho Mao, cô con gái bất hạnh ấy không nhận được quyết
định cho phép quay về sống với bố.

Trong những năm cuối đời, chỉ có Trương Ngọc Phượng mới nghe và

hiểu được lời nói lủng củng, đầy mâu thuẫn của ông, thậm chí cô ta còn
phiên dịch lời của Chủ tịch cho tôi.

Khi tôi lại gần giường của vị lãnh tụ sắp qua đời, Trương Ngọc Phượng

hỏi:

- Bác sĩ Lý, liệu Chủ tịch còn hy vọng nào không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.