của vợ lãnh tụ vĩ đại làm Giang Thanh buồn bực, bà hay cáu kỉnh, đòi hỏi
quá nhiều. Chỉ trong những năm Cách mạng văn hoá bà mới được xuất hiện
và thành Uỷ viên Bộ Chính trị, bà tàn nhẫn với tất cả những ai ngăn cản con
đường danh vọng. Hai người sống ly thân trong nhiều năm, tuy nhiên Mao
không có ý định ly dị Giang Thanh, nếu làm thế, ông không tránh khỏi phải
cưới một trong số người tình, điều ông không muốn. Trong những năm
Cách mạng văn hoá, Giang Thanh chuyển đến ở một biệt thự lớn ở Điếu
Ngọc Thái, nhà khách của chính phủ, nơi khách cao cấp nước ngoài nghỉ
chân. Sau cơn đau tim của Mao, Giang Thanh trở lại Trung Nam Hải, sống
trong dinh Xuân-Sen.
Bà không dễ dàng chấp nhận ảnh hưởng của Trương Ngọc Phượng đối
với Mao, nhưng cuối cùng đành chịu vì biết lợi dụng người phiên dịch phục
vụ cho ông chồng ốm đau của mình. Căn bệnh nặng, sự sắp qua đời của
Mao là cú đòn nặng với Giang Thanh. Bà lo quyền lực của bà sẽ biến theo
gót chân ông và cũng trong thời gian ấy trong tâm khảm bà nuôi niềm hy
vọng thay chỗ chồng.
Hoa Quốc Phong cố an ủi:
- Đồng chí Giang Thanh – Hoa lịch sự nói – Chủ tịch đang nói chuyện
với bác sĩ Lý.
Tôi an ủi, động viên Mao, mặc dù trạng thái của ông thật vô vọng. Ông
bắt đầu xuống sức nhiều năm qua. Từ tháng Chín 1971, chấn động bởi sự
phản bội của Lâm Bưu, một người bạn cũ, một người phó duy nhất, người
kế thừa sự nghiệp, bạn chiến đấu sát cánh đã trở mặt lật đổ Mao. Âm mưu
đảo chính bất thành, Lâm Bưu cùng vợ và con trai quyết định bay sang Liên
Xô. Tuy nhiên máy bay hết nhiên liệu, rớt tại Under Khan, vùng ngoại
Mông. Tổ lái và gia đình Lâm Bưu đã chết. Sự việc tác động mạnh đến
Mao. Ông bị suy sụp, chán nản, các cơn mất ngủ giày vò dẫn ông đến bệnh
tật.
Cuộc viếng thăm lịch sử của tổng thống Hoa Kỳ đến Trung Quốc,
Richard Nixon, vào tháng Hai 1972. Dù bệnh nặng Mao liên tục từ chối bác
sĩ chăm sóc, chỉ ba tuần lễ trước khi tổng thống Mỹ tới, Chủ tịch cuối cùng