hữu, thì ít nhất là 30 triệu người. Nếu chúng ta gom tất cả bọn chúng vào
một chỗ duy nhất, chúng sẽ lập ra được cà một quốc gia mà mọi vấn đè rắc
rối đều có thể từ đó mà ra. ở các cấp ủy đảng và các cơ quan chính quyền
riêng lẻ, chúng sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Với dân tộc 600 triệu dân của
chúng ta, thì chúng chỉ là một phần hai mươi. Vậy thì chúng ta chẳng cần
phải sợ. Tuy nhiên, một số cán bộ đảng không nhận ra điều này. Tôi đã
khuyên họ rằng, trong trường hợp họ bị tấn công, thì hãy đứng vững, để cho
vấn đề tự nó được giải quyết. Một số người hầu như không chịu được khi bị
tấn công và thậm chí một số còn muốn bỏ đảng và chạy sang hàng ngũ bọn
cánh hữu. Bây giờ chúng ta đã lột mặt nạ của tất cả bọn chúng và chính
chúng ta lại tấn công chúng.
Khi đó, lần đầu tiên tôi được nghe con số 30 triệu kẻ thù nhân dân – một
con số lớn không thể tưởng tượng được. Nhưng đồng thời, tôi cũng biết
rằng Mao ít khi nói bừa. Con số của ông hẳn là từ các nguồn tin đáng tin
cậy. Sau này tôi phòng đoán con số đó còn nhiều hơn thế.
Có cả bằng chứng về việc Mao coi sinh mạng của đồng bào ông chẳng có
nghĩa lý gì ông thường nói: Chúng ta đã quá đông dân. Chúng ta có thể loại
bớt một số. Điều đó có sao đâu?
Tôi vui mừng vì hồi đó tôi chẳng hiểu Mao. Mừng vì tôi chẳng thấy hết
được những gì chất chứa trong chiến dịch thanh trừng của ông, mừng vì tôi
chẳng biết gì về sự khủng khiếp mà những người trí thức khác phải chịu
đựng và biết bao người đã phải bỏ mạng. Tôi đã bao lần tìm cách thoát khỏi
Mao, còn ông lại muốn kéo tôi trở lại. Bây giờ tôi tuyệt vọng ngồi trong
bẫy. Tôi có thể làm gì được, nếu tôi biết những gì đang xảy ra bên ngoài cái
kén bảo vệ của tôi?
Theo lối nói của người Trung Quốc là nande hum, có nghĩa là ra vẻ ngớ
ngẩn không phải lúc nào cũng đơn giản, ngu si có khi lại hưởng thái bình.
Ngày nay do nhìn nhận như vậy, tôi biết rằng hồi đó tôi thật ngớ ngẩn và
cần phải ngớ ngẩn. Đó là cơ hội để sống còn duy nhất của tôi.