Trong số những người ủng hộ, Lâm Bưu muốn có Uông Đông Hưng.
Như Uông kể với tôi sau này, Diệp Quần trước hội nghị ở Lư Sơn yêu cầu
Uông ủng hộ chồng bà chức vụ này. Diệp Quần cam đoan là nếu người ta
không cho Lâm Bưu chức vụ chức vụ chính thức cao, chẳng hạn chức Chủ
tịch nước, thì việc là người thừa kế của Mao trở nên vô nghĩa.
Diệp Quần biết rằng Mao không ưa ý tưởng này. Nhưng nếu đa số đứng
về phía Lâm Bưu, thì Chủ tịch phải tính đến một khả năng như thế.
Những người cùng cánh thân cận nhất của Lâm Bưu – tư lệnh không
quân Vương Phát Trần, tư lệnh hải quân Lý Thế Bằng và cục trưởng hậu
cần Khưu Hội Tác – đã công khai đưa ra công việc lớn trong những nhóm
địa phương của những người tham gia cuộc họp Ban chấp hành trung ương
trong khoảng thời gian giữa hai kỳ hội nghị. Giám đốc trước đây Tiểu nhóm
trung ương Cách mạng văn hoá và ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trần Bá
Đạt cũng ủng hộ Lâm Bưu.
Ông viết vở kịch Dẫn đến thiên tài, tâng bốc Mao và thiên tài của ông
đưa Trung Quốc tiến bộ, đồng thời cũng đi đến kết luận về sự cần thiết phục
hồi chức vụ chủ tịch nước. Vở kịch được xuất bản coi như một phần tài liệu
của hội nghị trung ương trong tập san của hai nhóm bắc Trung Quốc.
Nhiều người tham gia hội nghị trung ương cho rằng tập san phản ánh
quan điểm của Mao
Nhưng Mao chống thẳng thừng. Đầu năm 1970 trong cuộc họp thường
vụ Bộ chính trị Mao cũng tuyên bố rằng không lại trở thành chủ tịch nước.
Nhưng nếu chức vụ này là cần thiết, thì Mao cũng từ chối nó, người duy
nhất có khả năng ngồi chức vụ này chỉ còn lại Lâm Bưu.
Vị Nguyên soái cùng mong ngóng điều này.
Lâm Bưu lại chui vào sai lầm mà Lưu Thiếu Kỳ đã mắc. Lâm Bưu muốn
có hai chức vụ chủ tịch ở Trung Quốc, muốn Mao chỉ là một trong số họ.
Dưới mắt Mao, điều này là tội không tha thứ được. Triệu tập phiên họp
thường vụ Bộ chính trị mở rộng ngày 25 tháng 8 năm 1970, Mao đã làm thế
nào để tất cả mọi người hiểu điều này.