Cả Trương Diêu Tự lẫn Uông Đông Hưng yêu cầu tôi đảm bảo cho
Trương Ngọc Phượng sự chăm sóc y tế tốt nhất. Tôi đề nghị bệnh viện nhà
nước thuộc cơ quan an ninh của ngành đường sắt. Bệnh viện là tốt, và vào
được bệnh viện này chỉ có những ca khó khăn, cho bệnh nhân đặc biệt.
Trương Diêu Tự phản đối đề nghị của tôi. Trương Ngọc Phượng nói với anh
ta rằng Mao muốn cô ta được chăm sóc đặc biệt và sẵn sàng trả tất cả mọi
chi phí. Tôi phải quay sang bệnh viện liên hợp Bắc Kinh. Biết tôi phục vụ ở
Mao, ở đó, cố nhiên là, đi đến kết luận rằng cả Trương Ngọc Phượng cũng
có mối liên quan hệ với Mao, và thu xếp cho cô trong một phòng riêng tiêu
chuẩn chăm sóc của nó thường được dành cho những nhân vật lãnh đạo
chức vụ cao cấp. Thăm Trương Ngọc Phượng có cả nhiều nhân vật quan
trọng. Trương Diêu Tự và Giang Thanh đi cùng nhai và mang quà, đồ ăn
ngon và tã lót. Giang Thanh mong cô ta sớm khỏe mạnh và quay về công
việc.
Trong khi Trương Ngọc Phượng nằm ở bệnh viện, thay thế cô ta là cô em
gái út Trương Hữu Minh. Nhưng trở thành người trung gian giữa Giang
Thanh và Chủ tịch, cô ta lại không thể làm được. Giang Thanh rất bồn chồn
mong Trương Ngọc Phượng trở về.
Mao không phải là nhà lãnh đạo cao cấp duy nhất của Trung Quốc mà
sức khỏe đang trở nên xấu. Những người sáng lập đảng cộng sản, sống sót
sau cuộc Trường Chinh cũng đã già. Hầu hết họ dưới tám mươi tuổi.
Khang Sinh là ủy viên Bộ chính trị bị ốm nặng. Người ta coi khinh
Khang Sinh vì sự độc ác và tàn bạo của ông ta. Giới cao cấp đảng cho rằng
ông ta phải chịu trách nhiệm về nhiều cái chết của những người vô tội. Khi
Tôn Minh, con dâu của Khang, tự sát năm 1967, thì hơn năm chục người đã
bị bắt giam vì tội giết cô ta, gồm cả một bác sĩ phòng cấp cứu bệnh viện
Bắc Kinh, người này, ngược lại, cố gắng cứu cô ta. Đồng thời với ông bác
sĩ, người ta còm bắt một số người bảo vệ vì tội bao che. Người bác sĩ đã
phải ngồi tù mười ba năm trước khi người ta tuyên bố ông vô tội và thả ra.
Chỉ một số ít người thương tiếc Khang Sinh hoặc khóc khi ông ta chết.