lợn mỡ và ông vẫn giữ thói quen này cho đến khi chết. Bây giờ ông mời tôi
ăn món dưa đắng với hạt tiêu đỏ.
- Ngon không? – ông hỏi. Mao cười rung cả cổ – Ai cũng nên nếm một ít
vị đắng trong đời, nhất là người như đồng chí.
Chi ku hoặc có nghĩa ăn món gì có vị đắng, hoặc có nghĩa là cuộc đời
phải chịu nhiều trầm luân, khổ ải và tôi không chắc Mao chỉ nói về món ăn
thôi, hay ông chơi chữ ám chỉ rằng, ông coi tôi là đồ hèn, là sản phẩm của
cuộc sống thượng lưu. Sau này, tôi khẳng định quan điểm của Mao là mỗi
người nên nếm cái vị đắng, như con gái Lý Minhvà Lý Nạp của ông cũng
như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước. Phần lớn cán bộ lãnh đạo cao
cấp của đảng đều xuất thân từ nông dân và họ đã chiến đấu hàng chục năm
ròng để làm nên thắng lợi của cách mạng. Họ cũng đã nếm trải đủ mùi đắng
cay. ý kiến của Mao cho rằng, quyền chức và cuộc sống xa hoa ở chốn đô
hội đã làm cho họ nhụt chí. Theo Mao, nếu không thường xuyên vấp váp,
thì các vị lãnh đạo cao cấp đã quên béng nước Trung Hoa rồi. Mao chuyển
đề tài. Ông nói, nhân loại chịu ơn Trung Hoa với ba sự việc quan trọng: y
học Trung Hoa, cuốn tuyển thuyết Hồng Lâu Mộng của Cao Học Tân và trò
chơi Mạt chược.
Mạt chược là một trò chơi giải trí phổ biến, gồm 136 quân giống như
quân của trò chơi domino, thường dành cho bốn người chơi. Nhiều người
Trung Hoa đã nghiện nó. Nhưng gia đình tôi không thích trò chơi may rủi
này. Từ hồi nhỏ, tôi coi Mạt chược và thuốc phiện là hai thứ ung nhọt gặm
nhấm xã hội Trung Hoa từ trong ra ngoài. Vì vậy tôi không học chơi cái trò
đó. Mao trách tôi
- Bây giờ, đồng chí không nén cười trò chơi Mạt chược. Mỗi người chơi
không những phải chú ý đến quân chơi của mình, mà còn phải quan tâm
đến tất cả, đến những quân khác trong tổng số 136 quân, để tính toán sao
cho có thể thắng được. Nếu đồng chí đã làm chủ được trò chơi, thì đồng chí
sẽ hiểu được mối quan hệ giữa quy tắc tương đối và quy tắc tuyệt đối.
Trong hành động, Mạt chược là một trò chơi cô tính chiến lược. Mao
không chỉ là một nhà chiến lược quan trọng của Trung Quốc, mà còn là một