khi chúng tôi mới quan hệ với nhau: Đồng chí đừng suy tôn tôi, tôi không
phải là một ông thánh mà cũng chẳng là nhà sư. Tôi không hề thích thế.
Mao quy cho sự gia tăng dân số ở Trung Quốc là do tác dụng của nền y
học Trung Hoa. Mặc dù trong suốt bốn nghìn năm qua, chiến tranh và thiên
tai thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, nhưng dân số vẫn táng tới năm trăm
triệu người. Hay là nền y học Tây phương trở nên lạc hậu? Nền y học Tây
phương đã du nhập vào Trung Quốc mới khoảng một trăm năm nay. Nhưng
trước đó hàng nghìn năm con người đã quen dùng dược liệu của Trung
Quốc vậy thì tại sao vẫn có người phủ nhận nền y học đó?
Mao đã hỏi tôi biết những gì về y học Trung Hoa. Mặc dù, ông cha tôi là
những người từng làm nghề thuốc ở Trung Hoa, nhưng tôi đã được đào tạo
nghe y theo khôn mẫu của phương Tây, thành ra tôi không mấy quan tâm
đến y học cổ truyền. Tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ, Trung Hoa đông dân
là do nền y học của nó.
Tôi trả lời ông, tô đã đọc một vài cuốn sách cổ về y học Trung Hoa,
nhưng không thé hiểu được chúng, nhất là đoạn nói đến thuyết ngũ hành
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Tôi không lĩnh hội được lý thuyết này. Mao
cười. Ông nói:
- Đúng ra thuyết âm dương và thuyết ngũ hành rất rối rắm. Đồng chí sẽ
phải dùng những phương pháp cổ truyền của Trung Hoa để chẩn đoán tình
trạng sinh lý và bệnh lý của người bệnh. Quan điểm của tôi là nên kết hợp y
học Trung Hoa với Tây y. Những bác sỹ phương Tây giàu kinh nghiệm cân
phải tham khảo y học Trung Hoa và những bác sỹ Trung Hoa cũng cần phải
nghiên cứu sinh lý học, bệnh lý học, khoa học giải phẫu, dịch tế học và
những lĩnh vực tương tự. Đồng chí nên tìm cách giải thích những nguyên
tắc y học Trung Hoa dưới ánh sáng của khoa học hiện đại. Những cuốn sách
y cổ truyền của Trung Quốc cần được chuyển sang ngôn ngữ hiện đại, được
chú giải và cắt nghĩa cho sáng tạo. Như vậy, bằng sự liên hệ giữa y học
Trung Hoa và y học phương Tây, có thể tạo ra một nền y học mới. Đó là
một tiến bộ quan trọng.
Mao dừng một chút rồi nói: