Bệ Hạ vốn không thích những thứ thành đôi thành cặp, các triều đại
trước, khi hồ Thái Dịch trong cung nở sen Tịnh đế, thì người ta đoán bảo
hẳn đây là điềm lành, không thiếu những vị học sĩ Hàn Lâm đã tức cảnh
sinh tình nảy ý thơ. Vậy mà năm Khâm Hòa thứ 2, hồ Thái Dịch nở sen
Tịnh đế, lại không một ai dám tâu lên Bệ Hạ, sau cùng nội thị họ Vương
đánh bạo, sai người lén cắt phăng cành sen ấy đi mới yên chuyện.
Cũng bởi tính khí cổ quái ấy của Bệ Hạ, mà lúc xây Tây Uyển, thậm chí
đến cả số điện thờ phụ cũng là số lẻ, Công bộ lang có Trương Liễm vốn là
người tỉ mỉ cẩn thận, nhưng trong chuyện này lại vô cùng mạnh dạn. Mặc
dù bộ Lễ cũng biết làm thế là phạm phải quy chế của liệt tổ liệt tông dòng
dõi hoàng tộc, song nói cho cùng thì Tây Uyển cũng chỉ là rừng uyển của
hoàng thất, không thể xem như cung điện chính thống được, nên đành mắt
nhắm mắt mở cho qua.
Sở dĩ bộ Lễ biết điều như thế, cũng bởi tính khí ngang ngược này của bệ
tăng dần theo năm tháng, song không một ai dám thẳng thừng khuyên can.
Mà Bệ Hạ cũng chẳng phải mê muội lẩm cẩm, người vẫn vô cùng anh
minh khi chọn hiền tài, chuyện triều chính giải quyết đâu ra đấy.
Còn trong Hậu Cung lại chẳng có lấy một vị phi tử nào đắc sủng, Bệ Hạ
lại không mấy mặn mà với thanh sắc, thỉnh thoảng thì mở hội đi săn, song
cũng chưa hẳn là thú vui. Đối với một vị vua không tửu sắc không ham
thích gì thế này, quần thần đành chịu bó tay.
Nghe nói các bậc bề tôi rất đỗi lo lắng việc Bệ Hạ chỉ có duy nhất một vị
hoàng tử, đối với Hoàng thất mà nói, chuyện này quá mức họa hoằn, đương
nhiên tránh sao khỏi buồn lo.
Vô số tấu chương nhắc nhở bay về tới tấp, như thể nếu Bệ Hạ không đẻ
đến 8, 9, 10 đứa con trai, e thật có lỗi với toàn thiên hạ.
Vậy mà Bệ Hạ vẫn bàng quan mặc kệ.