(Sách nội-kinh) : tế-thủy là can, của giời đất, cho nên công hiệu hay ở
can, da lừa đen hợp với sắc thủy ở phương bắc, là thu nhuận mà đi mạnh,
công hiệu hay ở thận, thủy-thịnh thì chế được hỏa, lửa tắt thì gió tự khắc im,
cho nên những chứng mộc-vượng bị gió lay, hỏa thịnh mà kim suy, chữa
bệnh buông tay là khỏi. A-giao thực rất khó tìm, thà cứ dùng ngay da bò lại
hơn, nhưng keo da bò, thì mình phải tự chế lấy thì mới được, khi chế lúc cô
cao, nhớ cho miếng cao ban-long vào thì mới thành.
(Lãn-ông) : da bò nấu keo, chất thấm ướt khỏi khô táo lợi đại, tiểu
tràng, lại là thuốc ngoại khoa để hoạt huyết chỉ đau, lại trị tất cả bệnh thuộc
về huyết của đàn ông và đàn bà, làm nhuận phế nuôi can và giúp thận, là
thuốc thuần âm.
(Tham-khảo) : có tên là truyền-trí-giao.
(Hòa-hán) : tên bồn-giao, ô-giao, lư-giao. Người ta lấy da lừa nấu với
nước giếng-a, giao nghĩa là keo. Ở tỉnh Sơn-đông huyện Cốc-dương có
giếng-a, ngày nay giếng bị phá hủy, người ta lấy da lừa nấu bằng nước ở gần
đấy, dùng cũng tốt. A-giao ngày nay vẫn tiêu-thụ ở thị trường, là chế ở Yên-
đài bằng da trâu, bò, ngựa, có khi bằng giầy, dép cũ hoặc giả cũng có khi họ
nấu bằng da lừa, thì nước đầu gọi là lộc giao, thứ hai gọi là a-giao hộp kính,
thứ ba là a-giao hộp bằng vải, thứ tư là long-bản-giao. A-giao ngày nay chỉ
có tên mà không có thực, người dùng phải cẩn thận, vì ngày nay nước giếng-
a không còn, mà da lừa lại khan hiếm phần nhiều họ nấu bằng da trâu, rồi họ
đặt những tên rất kêu và hay, nhưng công dụng không ra gì, ta phải đề
phòng. Thực-giả : A-giao chính thì trong sáng suốt như hổ-phách, không
hôi, tuy nóng cũng không mềm, cho nước vào thì dần dần nở to, vào nước
nóng thì tan dần, ngửi thơm mát, nhấm hơi ngọt và mặn mặn.
(Nhập-môn Táo loại) : chủ đờm nặng, đặc, dực ngược lên. Ngọt và ôn,
không độc là giáng, bổ ích cho phế khí, chữa bệnh hư hao thương tổn, ho
khạc ra đờm, ra huyết chữa đau lưng, đau bụng-dưới, lại chữa chân tay đờ
đẫn, không điều-khiển được, và chữa động thai, nặng nề lưng và bụng.