3. Am-lư-tử
菴閭子
(Tham-khảo) : Am là nhà cỏ, lư là cái nhà. Cỏ này lấy về lợp nhà được,
nên có tên Am-lư-cao.
(Cương-mục) : tên là phú-lư.
(Nhật-bản) : tên là khuyển-bông ; hay mọc ở bãi hoang-dậm và đồi,
núi, sông, đầm, những chỗ bình-nguyên đất ẩm ướt. Hình : Am-lư là loại cỏ
cao hai, ba thước ta, mùa xuân nẩy mầm thân cây tựa ngải nhưng, to hơn, lá
tực cúc mà chỗ khuyết không sâu lắm, dầy, cuống hơi nhỏ, hai mặt lá đều
xanh, thường thường có ba chẻ, tháng bẩy trên kẽ lá nảy cành nhỏ, có hoa bé
thành bông tựa bông lúa, sắc vàng nhạt hay nâu, quả nhỏ tựa quả ngái,
khoảng tháng tám tháng chín thì có quả, có hột con, giống này nẩy rất mau
và mạnh lắm, tháng mười lấy hột phơi để dùng. Tính : đắng, hơi hàn, không
độc. Chủ : làm tan huyết ứ khỏi đau, dẹp đuổi tà thủy, tiêu nhỏ chỗ sưng
dụng để lợi tiểu-tiện thông hoạt đường huyết, trị bệnh-phong hàn thấp tê ;
mình mẩy đau nhức, chuyên về bệnh tê, chuyên chữa nóng lạnh lưu trong
màng. (Cách) : hay mé dưới tim cứng rắn, đàn bà kinh-nguyệt không thông,
tiêu mọi thức ăn tích ở trong bụng, làm cho sáng mắt, uống nhiều nhẹ mình
sống lâu, dùng để chữa tổn-thương huyết-ứ ở ngoài da, giã sống lấy nước
uống, hay tán nhỏ như bột uống.
(Nhập môn thấp loại) : trị bệnh thủy-khí (chứa hơi nước), trong bụng
sưng phù và nóng lưu trữ, huyết dịch ứ trong năm tạng mà biến thành ưng-
nhọt độc, trị phong hàn thấp khí, tê khắp người đau đốt xương, đau lưng và
chân tay, đau trong bàng-quang, chữa vết thương ngoài da chảy máu, là
thuốc chuyên chữa về huyết. Cùng với quả kinh-giới và ý-dĩ làm sứ. Kỵ :
những người không phải ứ trệ huyết, hay thấp tê không nên dùng. Dụng
lượng : từ 1 đồng rưỡi đến hai đồng. Cây này người ta hay giồng cho kỵ
rắn, hay những người chuyên về giòng cây dùng để tiếp cây cúc.
4. An-tức-hương
安息香