ĐÔNG PHƯƠNG Y DƯỢC TẬP KHẢO - QUYỂN 1 - Trang 33

(Hòa-hán) : giống này săn ở núi đá, giống hệt chồi cây.

(Cương-mục) : tên là phương-thạch. An-nghiệt là loài cỏ ở đáy tức là rễ

cây chung-nhũ, bám vào đá mà sống được, hay mọc ở những hang núi đá,
dùng để làm thuốc được. Tính : cay, ôn, không độc. Chủ : bị thương da thịt
nát, ứ huyết sưng đau. Trị : tiết tả và bệnh đi lỵ, chữa bệnh nóng lạnh, trị
chốc đầu và khí kết thành hòn cục, chữa chân lạnh hay yếu, trừ bệnh trĩ, lở,
ghẻ làm thông tia sữa.

(Nhập-môn hàn-loại) : An-nghiệt là rễ cây chung-nhũ chằng quấn mà

thành, trông tựa củ gừng, chủ-trị như trên, sợ phòng-kỷ, cao-bản và sợ truật.

6. Anh-đào

櫻桃

Ta gọi là quả ổi.

(Hòa-hán) : quả như ngọc châu-anh nên gọi anh-đào.

(Cương-mục) : tên là hình-đào, chu-anh, tử-anh lạp-anh, anh-châu.

(Nhật-bản) : tên là sơn-anh. Hình : Anh-đào là thứ cây to cao 7, 8

thước, mùa rụng lá, lá hình tròn có răng cưa nhỏ, cành và lá non có lông
nhỏ, mùa xuân, hạ, có hoa nhỏ trắng như hoa mai, sau có quả tròn, khi chín
thì trắng sắc vàng, có giống quả đỏ, gặp mưa thì trong quả sinh trùng, mắt
không thấy rõ được, ngâm nước một lúc lâu thì sâu ra hết, mới ăn được,
cũng dùng để làm thuốc được. Tính : ngọt, chát, nóng, không độc. Chủ :
điều-hòa bên trong bổ ích cho tỳ-khí, ăn no đẹp người ra. Quả ăn nhiều phát
bệnh, hư-nhiệt, người có bệnh phong không nên ăn, ăn quả này thương gân
xương, hại khí huyết, người sốt nóng lạnh phải kiêng. Ngày xưa có một nhà
giầu kia, có hai đứa con, thích ăn quả anh-đào, mỗi ngày ăn một, hai cân,
được nửa tháng, đứa lớn phát bệnh héo phổi, đứa nhỏ phát bệnh ung phổi,
nối nhau chết cả.

(Nhập-môn thực-loài) : Quả anh-đào nên ăn với thứ mát như nước mía,

để giải bớt chất nóng. Quả anh-đào khoảng tháng 3, 4 đã chín, trước nhất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.