(Lý-Cảo) : thu-liễm, bền khí, vào thận, chữa bệnh đau xương rất hay,
nhưng sức thuốc hùng liệt cướp dược bệnh (kiếp-bệnh) chữa bệnh mau mà
hại người cũng mau, nhanh như đao kiếm vậy, người dùng phải cẩn-thận.
(Vương-thạc) : túc-sác chữa bệnh lỵ-kiết như thần, nhưng tính mau và
mạnh, vì có nhiều chất sáp hay bắt người ta nôn ngược (Nghịch-ẩu cho nên
sợ mà ít dùng) ; cùng với ô-mai, dấm gạo, trần-bì thì tốt.
(Nhập-môn thấp loại) : trị tì tả, kiết-lỵ đã lâu, lại thu khí bền thận, trị
bệnh trong xương. Nhựa anh-túc-sác tức là thuốc-phiện lại tên ả-phù-dung,
người ta đẽo lấy dao tre rạch mười khía, nhựa nó tiết ra lấy dao tre gợt lấy
nhựa cho vào bình, lấy giấy phong kín, phơi độ 15 ngày thì thành miếng
nhựa, người ta gọi là ả-phiền.
7b. Anh-túc-tử
罌粟子
Tên vẫn là anh-tử-túc, hạt nhỏ như thóc nên gọi tên.
(Hòa-hán) : tên là dương-cơ-mễ.
(Cương-mục) : tên là tượng-cốc.
(Khai-bảo) : tên ngự-mễ. Hình : Anh-túc-tử hạt sắc trắng vàng, cây con
sắc lam đen, hình bầu-dục tựa cái đó tre, trong đựng hạt, nhỏ vụn như tấm
gạo, ngoài vỏ có màng mỏng như lưới, nét sun-soăn. Tính : ngọt, bình,
không độc.
(Tham-khảo) : hoa anh-túc có 4 cánh, sắc đỏ trắng, trong hoa có vầng
hồng nhạt, lại có giống trắng và đỏ, hơi tanh tanh, lá như lá rau diếp, bẹ
trong có nhựa trắng. Người giồng nó, cách một năm đào đất, tháng chín gieo
hạt, qua đông sang xuân nẩy mầm, mọc rất mau tốt, cây non làm rau ăn sống
được 3, 4 tháng thì có đài là cái bọc xanh, hoa ở đó nẩy ra. Hoa ra 4 cánh tựa
cái chén ngửa, giữa có hình quả tròn, chung quanh có bầu là nhụy hoa che
bọc, ba ngày thì hoa rụng, chùm quả ở trên chót đầu cành. Quả dài một hai
tấc, tựa quả mã-đâu-linh, trên có đế tựa như cái nắp, dưới có cuống tựa như
cái vò đựng rượu, trong có hột như gạo cực nhỏ, có thể nấu cơm, nấu cháo