ĐÔNG PHƯƠNG Y DƯỢC TẬP KHẢO - QUYỂN 1 - Trang 36

ăn được, lấy nước vo sạch, nấu với bột đậu xanh để ăn, lại có thể lấy được
dầu, vỏ quả dùng làm thuốc rất nhiều, mà bản thảo không thấy chép. Hạt
anh-túc-tử
chữa bệnh phản-vị (lộn mề đau bụng), chỉ thổ, ăn uống không
xuống, trị bệnh kiết-lỵ và tả, nhựa là a-phiến.

(Nhập-môn thực loại) : chủ hành-phong khí, làm tan đờm bĩ ở trong

bụng, tính-hàn, lợi đại, tiểu-tràng, không nên dùng nhiều, sợ động khí ở
bàng-quang.

8. Áp-trích-thảo

鴨跖草

(Hòa-hán) : tên bích-trúc-tử.

(Thập-di) : tên trúc-kê-thảo, trúc-diệp-thái, đạm-trúc-diệp, nhĩ-hoàn-

thảo, bích-thiền-hoa, lam-cô-thảo.

(Cương-mục) : tên lộ-thảo.

(Nhật-bản) : tên mạo-tử-hoa, áp-trích-thảo sản ở ngoài đồng, trên núi,

bên đường, ruộng nước. Hình : là thứ cỏ hay mọc ở chỗ ướt, cao hơn một
thước, cây yếu thường bò ở mặt đất, lá xòe như kim, tầu lá như lá tre nhưng
dầy, rộng và mềm ; cuống lá có bẹ vây quanh cành ; lá mọc so-le ; mùa hạ
đỉnh ngọn ra hoa sắc lam, hai cánh không cân nhau, ngoài bọc bẹ lớn, buổi
sáng nở xế trưa là héo, hoa thường tiết nước mầu lam nhuộm được giấy, lại
có thể làm phẩm nhuộm được, sau khi hoa kết thành sừng, tựa mỏ chim, quả
ở trong đó giống quả đậu nhỏ, có hạt nhỏ sắc xám, tựa như phân tằm, lá non
và cành đều dùng làm thuốc được.

(Nhập-môn phong-loại) : tính đắng, lạnh, không độc, trị ung-thư, đinh-

độc, sưng đau, đan độc, chữa kiết-lỵ, triệt ngược (bệnh sốt rét) trẻ con nóng
dữ, cuồng kinh, chữa bệnh động-kinh, bụng cứng đầy, mặt và mình phù khí,
chữa cả rắn cắn, cùng với đậu-đỏ thì hạ được thủy-khí, chữa thấp tê và lợi
tiểu-tiện.

(Tham-khảo) : cỏ áp-trích mọc ở đất bằng, tựa lá tre, cao 2, 3 thước,

hoa biếc thẫm, có sừng như mỏ chim chỗ nào cũng có. Tháng 3, 4 mọc mầm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.