các thứ quả, là chính-dương-khí, không độc. Tươi thần sắc, đẹp người, chữa
bệnh đi tả, đi lỵ, tự-nhiên tiết tinh khí, làm hồi dương-khí.
(Đan-khê) : cây thuộc hỏa mà tính thổ, nóng nhiều mà phát thấp. Kỵ :
người hư nhiệt có đờm, hay có bệnh nhiệt ho suyễn và có bệnh phong phải
kiêng. Lá anh-đào chữa phòng nọc rắn độc, nội-công, giã lấy nước uống và
đắp chỗ thương. Cành anh-đào cùng tử-bình (bèo-tía), nha-tạo (bồ-kết) với
thịt quả mơ nghiền nhỏ dùng để rửa mặt, trừ tàn nhang nốt ruồi, vẩy tấm trên
mặt. Rễ anh-đào lấy rễ về phương đông trừ trùng, sán ở trong người. Nước
anh-đào trừ nốt, mụn và sởi không ra đều lấy nguyên chất. Quả Anh-đào
ngày xuân lấy quả tươi, cất trong bình sứ, gắn miệng kín, để vào chỗ mát, để
lâu ngày quả nát ra hóa nước hết, lọc kỹ lấy nước dùng.
(Đông-y) : tính nóng, ngọt, có hơi độc, quả anh-đào chim oanh tha càm,
và lấy hình tựa quả đào nên gọi là anh-đào.
7a. Anh-túc-sác
罌粟殻
Anh-túc-sác là vỏ quả anh-túc-tử, lại có tên là anh-tử-túc.
(Hòa-hán) : tên là mễ-sác, túc-sác mễ-nang-giới, tử-sác oanh-tử-sác.
Giống này nguyên sản ở Ấn độ, sau lưu vào Vân-nam, đến nay các tỉnh về
miền biên-cương chỗ nào cũng có, nhựa nó, tức là thuốc phiện. Quả anh-túc-
sác tựa cái hồ, sắc xanh lục, lúc khô thì sắc xanh gio, ngoài có đến 10, 15
múi nổi tựa quả găng, dùng làm thuốc thì lấy vỏ quả đã hết nhựa rồi, bỏ hạt
đi, nếu dùng quả tươi mới thì có chất say và mê, ngửi hơi hôi và mùi đắng.
(Lý-thời-Trân) : Chế : lấy nước rửa sạch vỏ cũng bỏ cuống và gân
màng ở bên ngoài, chế bằng dấm gạo sao hay nướng bằng mật. Tính : chua,
chát, hơi hàn, không độc. Chủ : trừ đờm, trị tả, chữa ho, lỵ, khỏi thoát-giang
(lòi dom) di-tinh (tinh-khí tự chẩy) ho lâu năm thì thu-liễm phế-khí, sáp
trong ruột, chỉ đau bụng, tức ngực, và gân xương đau nhức. Kỵ : thuốc này
có tính-chất rất mạnh, người sơ bệnh không nên dùng, người ho lao phải
kiêng.