mầu tía, mầm non ăn được, tháng 4, 5 nở hoa, trông rất tươi đẹp, quả cong,
giống mỏ con chim, trong có hạt nhỏ sắc sẫm, tựa phân tằm, những người
thợ khéo lấy nhựa ở hoa về làm phẩm nhuộm hay vẽ được.
9. Áp-vụ
鴨騖
(Lãn-ông) : là con vịt nhà nuôi, có tên là vụ-lộ.
(Quảng-nhã) : gọi là gia-phù. Tính : lạnh, ngọt, hơi có độc. Chủ : động
phong, bệnh động huyết, bổ được hư yếu, thêm ích lợi cho năm tạng. Trẻ
con sài kinh, chân tay run, giật, co-quắp, giải các chất độc, chữa mụn nhọt,
sưng đau, chữa kiết-lỵ nhiệt, những con vàng, và trắng, già thì bổ tỳ-vị, con
non và đen thì có độc.
(Tham-khảo) : nhân tiếng kêu đặt tên (áp) ; vịt thuộc loại cầm, có hai
giống : vịt trời và vịt nhà nuôi, vịt nhà nuôi thì cổ dài mỏ vẹt và bằng, đuôi
và chân đều ngắn, hai cánh nhỏ, bay kém lắm, chân có mạng da liền các
ngón. Con đực đầu mầu lục cánh vằn, tiếng khàn-khàn. Con cái đốm vàng
nhạt tiếng kêu to, có khi sắc thuần trắng hay thuần đen, tính ngu độn, không
biết tìm chỗ đẻ, con nào trắng mà xương đen ăn và làm thuốc tốt lắm. Sau
tết Đoan-dương, thì béo và ngon, sau khi Thanh-minh đẻ trứng thì vơi lòng
trắng. Vịt không biết ấp trứng. Người ta lấy phân trâu ấp trứng vịt, theo
phương-pháp riêng. Tiết vịt : mặn, lạnh, không độc. Chủ : giải các thứ độc
trong huyết độc, giải những độc như : vàng sống, bạc sống, đồng, sắt, loại
kim, loại đá và giải độc tỳ-xương (nhân-ngôn), quỷ, ma bắn phải người,
sưng, độc, lại chữa người trúng ác-phong và chết đuối, đổ tiết vịt nóng vào
mồm thì sống lại, chữa giun và rắn giun cắn, bôi chỗ bị thương, giải các thứ
độc ở cây rau ngoài đồng, lấy tiết ở đầu vịt uống khỏi.
(Cương-mục) : Trứng vịt là áp-tử, tính ngọt, mặn, hơi lạnh, không độc.
Chủ : tiêu khỏi nóng ở trong tim và ngực và trong màng ngực. (Cách) : hơi
lạnh trong người ; khiến người ngắn hơi lưng buồn, trẻ con ăn chân mềm,
yếu, hay chậm biết đi. Trứng muối ăn lại càng tốt, người có nhọt độc ăn
trứng vịt thì thịt lồi ra. Trứng, vịt và thịt vịt ăn với thịt ba-ba thì kỵ nhau và