và màng gân ở trong, sao vàng đen, hết khói là được, còn chủ trị cũng như
trên.
(Cổ-phương-hoàn) : chỉ-sác hai quả bỏ hết múi, mỗi quả cho một viên
ba-đậu vào trong, buộc lại lấy dấm ngâm một đêm, nấu khô tán nhỏ, lấy giấy
ướt tẩm thuốc dán trên chỗ đau khỏi bệnh trĩ nặng (Đông-y). Chế : bỏ vỏ và
màng như trên, cho nước nấu năm lần, mỗi lần lại thay nước, giã nhỏ để
dùng.
11. Ba-kích-thiên
巴戟天
(Nhật-hoa) : tên là bất diệu-thảo.
(Hoa-hán) : tên là nữ-bản, ba-cức, liễu-diệp-thảo.
(Tham-khảo) : cây ba-kích sản ở Ba-quận hay hang núi Hạ-phì, thuộc
loại cây có củ kinh-niên. Củ non trắng và tía, nhỏ lõi, dầy thịt là tốt. Ba-kích
tục gọi là tam-man-thảo, lá tựa lá chè, qua mùa đông không héo, củ như
tràng hạt, củ lưu sắc xanh. Củ ba-kích có lõi, khi khô thì rút nhỏ lại tự nó rơi
đi, hay người ta rút bỏ đi, cho nên ở giữa hay rỗng có lỗ con, ở Thục-châu có
loại ba-kích mọc ở rừng núi, lá tựa lá mạch-môn, nhưng lớn hơn và dầy,
mùa thu thì có quả, người ta nói ba-kích tía thì tốt lắm. Không khó gì, nếu
người ta muốn thì khi lấy được đem về, nấu ngay nước đậu đen với ba-kích
thì tía, nhưng đã nấu thì mất cả nguyên chất không hay nữa, lại còn một loại
gọi là sơn-luật-căn trông giống như ba-kích, nhưng sắc trắng, người ta lấy
dấm tẩm để làm giả ba-kích. Muốn phân giả thực thì bẻ đôi trong tía và tươi
sáng, sạch là của giả, còn trong cũng tía nhưng cũng có hơi lấm-tấm trắng
như phấn nhỏ, nhưng sắc hơi tối là thực. Tính : cay, ngọt, hơi ôn không độc.
Chủ : các bệnh như phong tà, âm héo không dậy được (dương-vật không
cất), khỏe gân xương, làm yên năm tạng, bổ bên trong thêm khí-lực, thêm
trí-tuệ, chữa bệnh du-phong ở đầu và mặt, và đau truyền trong âm-hình
(đường-tiểu) và bụng con. Đại bổ năm thứ lao làm thêm tinh-khí, lợi cho
đàn ông ôn thận trừ phong, là thứ thuốc cường-tráng, chuyên vào phần khí,
huyết ở thần kinh, làm cường âm thêm tinh-khí. Kỵ : người tướng-hỏa bốc