ĐÔNG PHƯƠNG Y DƯỢC TẬP KHẢO - QUYỂN 1 - Trang 46

Thược-dược thu liễm mà giáng (mang xuống) ứng khí kim mà thu ; còn

chữa hàn bằng cầm, liên, người ngày xưa nói : tháng đông nên giảm thược,
để tránh khỏi lạnh bên trong, lại nói hư lạnh và bên trong hàn thì cấm dùng,
vì sợ phạt giảm nguyên-khí sinh-sinh, tất, thế sinh ra chứng khác, vậy thì
những loại cực lạnh cực đắng, có thể thả cửa dùng mà không kiêng kị được
sao. Vì bạch-thược người xưa bảo là tả can và làm yên trong tì, ông Đông-
viên thì bảo là làm tổn can mà hoãn bên trong, vậy hoãn bên trong tức là
điều-hòa huyết vậy, bởi trong can, âm-tà phạm vào can, chất chua hay thu
liễm âm-khí mà chỉ đau, làm mạnh tì, đó là không phải chính khí của can
vậy. Nên can mà bị tổn thương, huyết bị hư-hao, thì có thể điều-hòa trong
vinh và ngoài vệ mà sinh huyết mới, cho nên mùa xuân đau bụng phải ra
thêm thược, lấy nghĩa nó hòa huyết, ức nén khí can giúp đỡ khí tì có thể ở
trong khí thổ mà tả khí-mộc, thu liễm tân dịch (chất nước thấm ướt) mà bổ
ích cho huyết ở trong vinh để mà tả nhiệt tà vậy.

(Tham-khảo) : thược-dược là chước ước, nghĩa nói tốt và đẹp vậy. Hoa

có 2 loại đỏ và trắng, cho nên chia hai tên bạch-thược và xích-thược.

(Bản thảo) : bạch-thược còn tên là kim-thược-dược, xích-thược còn tên

là mộc-thược-dược.

(Hòa-hán) : còn có tên diễm-hữu, cẩm-tú-căn, điện-xuân-khách. Bạch-

thược sản ở Tứ-xuyên, mọc ở gần sông nước là xuyên-thược sắc hơi phớt
đỏ, chất hơi cứng, mùi hơi đắng, còn sản ở An-Huy, Chiết-giang thì sắc và
khí vị giống nhau, thuốc tây gọi thược là kim-thược-dược.

(Kê-khảo) : thược-dược là thứ cỏ sinh lâu năm mùa xuân mọc mầm đỏ,

dần dần lớn cao 2, 3 thước một tàu lá có ba chẻ, lá chung một cuống thành
ba ngọn, đầu mùa hạ nở hoa, bông lớn năm cánh trông tựa hoa mẫu-đơn, có
hoa đỏ, trắng, tía nhiều giống trông tươi thắm rất đẹp, hoa trắng là bạch-
thược, đỏ là xích-thược, có giống đơn giống kép, làm thuốc nên dùng giống
đơn, người ta nói mọc ở núi gọi là sơn-dược, người giồng gọi là thảo-dược,
sự thực không phải thế. Chế : tháng hai, tám lấy củ phơi khô ; người bên
trong hàn thì sao rượu, thuốc huyết đàn bà thì sao dấm, còn thì đều dùng
sống. Tính : đắng, bình, không độc. Chủ : tả khí can, liễm âm-khí, điều-hòa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.