giáng, cho nên thẳng vào nguồn huyết đến tận cùng, nên vào kinh túc quyết-
âm can-kinh.
(Trần-tu-viên) thược-dược : khí bình mà hoa về mùa hạ, tự bẩm khí
táo-kim (phế) vị dáng là thiếu-âm quân-hỏa (tâm) khí bình là hạ dáng, vị
dáng là hạ tiết (thoát ra) là thứ thuốc công, hạ mà chạy huyết-thực không
phải thuốc bổ, chuyên chữa tà khi mà bị đau bụng, tiểu tiện không lợi, và
các bệnh đau thuộc về khí trệ, như lấy giáng, bình mà tiết khí như bệnh
huyết-tê bởi huyết bế tắc không chạy ; nếu quá thì nóng lạnh không điều hòa
bệnh tích và cứng, nếu lâu thì rắn chắc rồi thành hòn, cục, đều là bệnh huyết
trệ cả, vì lấy giáng bình mà thanh huyết vậy. Lại nói là thêm khí lực, thì tà
khí đã bị công mà yên lặng rồi thì nguyên-khí tự khác được ích lợi, đâu phải
thược-dược đã bổ vậy. Ngày nay những người càn bậy, dám đem đổi cả
thánh-kinh lấy hai chữ chua và lạnh mà thay vào chữ đắng và bình, nhận
nhầm là liễm âm, hại không kể được hết. Hẵn lấy thử miếng thược-dược mà
nhấm xem, vị chua ở đâu ?
(Tương-âm) : bạch-thược và xích-thược hoa tuy trắng và đỏ khác nhau,
nhưng vẫn cùng một giống mà củ cũng thế, ngày nay ngoài hàng thuốc họ
bán thứ xích-thược, không hiểu củ gì, ở đâu.
16. Bạch-phục-linh
白茯苓
(Lãn-ông thổ-loại) : vị, cam đạm (nhạt) tính bình, không độc, vào cắc
kinh thủ, túc thiếu-âm (tâm, thận), thủ thái-dương (tiểu-tràng), túc-thái-âm
(tỳ), dương-minh (vị) là âm ở trong dương vậy. Chủ trị : các thứ lao tổn hư
thương, làm yên thai khí, làm ấm nóng lưng và kheo gối, sinh thêm chất
nước tân dịch, làm mạnh tỳ, trừ đờm hỏa, bổ phế làm lợi huyết, thấm khí
thấp và làm yên thận, làm lui kinh (sợ) mở tràng vị ở trên thì thấm khí thấp
ở tỳ vị, ở dưới thì phát khí tà ở can thận, cho nên dùng nó để lợi đường thủy
và làm khô ráo khí thấp, tiểu tiện sáp, bế thì được lợi thông, nếu nhiều thì lại
hạn chế mà chỉ, đại-tiện kết thì được thông, nếu nhiều thì lại chỉ, tất cả
những bệnh ở trong vị, không được điều hòa, nước và cái không phân trong
và đục, hay nóng lạnh thông thường nôn ngược không thôi, trên có đờm hỏa,