không lên được, tức là ở dưới có phục-linh, rồi ngửi có mùi phục-linh, cứ
chỗ thăm đó mà đào. Củ phục-linh không dính vào rễ cây thông, đó là nhựa
cây thông thấm xuống kết tinh ở dưới đất mà thành, trải đã hàng trăm hàng
ngàn năm.
(Thiên niên hổ-phách, bách niên phục-linh) : sách Hoài-nam-tử chép :
cây thông ngàn năm trên có dây tơ tựa như thỏ-ty, đó là tinh-khí tụ hội, ở
dưới đất sẽ có phục-linh. Lại trông những cây thông có lá đỏ tía hay vàng,
hay có nhiều cành cộc tức là ở dưới đất sẽ có phục-linh vậy, đó là phục-linh
thiên-nhiên sinh thành, còn thứ phục-linh dùng nhân công mà đào tạo (Nghề
này ở Lục-an, Lâm-an có nhiều người làm). Người ta cũng lấy bột phục-linh
nắm lại, rồi chôn xuống dưới rễ cây thông, bón xới mấy năm củ phục-linh sẽ
nhớn dần. Tính : ngọt, bình, không độc. Chế : bỏ vỏ và lõi, tán nhỏ lọc gạn
bằng nước, nổi vớt bỏ đi, người sau lấy sữa chế vào nấu. Xích-linh chủ lợi
thủy. Phục-thần vì khí lực bạc-nhược, nên phải y phụ vào rễ cây thông mới
sinh sản được. Chủ : ích lợi cho tâm tì, hành thủy thấp, dùng để chữa bệnh
phù nước và bệnh lâm lậu, và chữa khí nghịch ở trong ngực và nách, lo,
giận, kinh, sợ, dưới tim kết cục đau nóng, rét đầy phiền, ho dội, miệng ráo
lưỡi khô, dùng để lợi đường tiểu tiện, uống nhiều yên hồn và nuôi tinh-thần,
chậm đói và sống lâu, chỉ khát ngủ được, trị đờm thủy trong màng. (Cách) :
phù nước người to sưng, bệnh lâm-kết, tiêu mỡ trong phủ mà điều hòa trong
tràng, phạt tà-khí trong thận nuôi ấm thêm khí lực giữ lấy nguyên-khí. Kỵ :
âm hư mà không thấp nhiệt thì cấm dùng. Ghét : bạch-liễm sợ mẫu-mông
địa-du, hồng-hoàng, tần-dao miết-giáp, kỵ dấm gạo và các thứ chua (đàn bà
có thai không nên dùng), hợp mã-đao làm xứ, cùng cam-thảo, phòng-phong
bạch-thược, tử-thạch-anh, mạch-môn thì chữa trong năm tạng.
(Nhập-môn thấp-loại) : phục là nằm phục, linh là thiêng, nhựa cây
thông phục ở dưới đất mà sinh, trị bệnh có linh nghiệm. Vị : ngọt, đậm
(nhạt) khí bình, không độc, phù mà thăng (nổi lên) là dương vậy. Vào kinh
thủ thái-âm túc thái-dương thiếu-dương (phế, bàng-quang, đởm).
(Đông-viên) : bạch-phục-linh bổ hư lao, hay ở tâm tì, bạch là vào
nhâm, quý là loại thuốc chạy tam tiêu, thảm thấp (thấm khí thấp) lợi tiểu-