ĐÔNG PHƯƠNG Y DƯỢC TẬP KHẢO - QUYỂN 1 - Trang 49

dưới có thấp nhiệt, dùng chất này rất tốt. Hợp dùng : vào bài tứ-quân thì
giúp sâm, truật để thấm khí thấp ở tì, vào bài lục-vị thì khiến trạch-tả thanh
thận tà (làm thanh tà khí trong thận) giúp nhân-sâm và thuốc bổ khác thì
chuyên đi xuống mà hay bền thận, cùng cam-thảo phòng-phong, thược-dược
mạch-môn tử-thạch-anh thì chữa năm tạng. Cấm kị : những bàng-quang
không tự ước thúc (không kìm chế được nước tiểu) ở hạ-tiêu hư, đó là ném
lửa vào nước, nước tất không chịu thì phải chân tay lạnh và mạch chậm, nên
dùng thuốc ôn, nhiệt (ấm, nóng) không thể lấy phục-linh mà chữa được, nên
bảo là cấm dùng. Chế : dùng để bổ tì thì để sống, như thế mới thấm được
đờm, dùng để bổ âm thì tẩm sữa người rồi phơi, để bớt sức thảm đạm. Xét :
phục-linh mượn tính chất của đất, là dư khí của cây thông mà thành, không
mà hóa có, bẩm khí khôn-nguyên, là thuốc cần cho tì, tất cả những thuốc
làm cho lợi đường thủy, đều phải đi lên rồi mới xuống được, cho nên sách
bảo là thượng-thăng (ngược lên) ông Đông-viên thì bảo là hạ-giáng (đi
xuống) cho nên nói là tiện (dương thủy) dương nhiều thì chỉ, đó là khí ở phế
thịnh, nóng thực nên phải dùng phục-linh để thấm chất nóng, cho nên chỉ
được tiểu tiện.

(Tham-khảo) : phục-linh là thần linh của cây thông, tiềm phục ở dưới

đất kết tinh lại mà thành, nên có tên là phục-thỏ.

(Hòa-hán) : có tên là cánh-sinh, kim-ông, phục-thái. Phục-linh sản ở

Vân-nam, là vân-linh thì tốt, chất kết không cắt miếng được. Sản ở An-huy,
là An-linh hạng vừa, còn thì sản ở các nơi là hạng thường dùng, nước Việt-
nam cũng có. Xích-linh sản ở Hoành-tân, Nhật-bản là tốt, ở Thần-hộ là vừa,
củ phục-linh nhớn nhỏ không đều nhau, củ lớn bằng đầu trẻ con, bé thì nhỏ
hơn, nhỏ nữa thì bằng nắm tay, vỏ dầy, khô thì sắc nâu và đen, có những nét
răn nhỏ, bên trong thì trông tựa như từng hạt nhỏ hợp lại bạch-linh, chất
cứng rắn, có thứ đỏ nhạt rất nhẹ và xốp gọi là xích-linh. Phép lấy phục-linh
:
cứ mỗi năm từ tháng bẩy đến qua năm, sang tháng 3 thì đi lấy, người ta
dùng những cái lẹm bằng sắt có cái ngáng ở chỗ tay cầm (giống cái dùi mà
bẹt đầu) để đào phục-linh, thoạt tiên cầm cái lẹm cắm xuống đất, vùng
quanh cây thông đại cổ-thụ, cách thân cây độ một trượng, nếu thấy dùi mắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.