tiện, tiêu phù thũng, thuốc chữa bạo bệnh hành thủy, tiêu đờm làm thuận
trong phế, chủ trị khí ngược lên thượng tiêu, dầy phiền, ho dội, miệng lưỡi
khô khan, thiếu chất nước tân-dịch, khát nước nhiều đờm, đờm đặc, phổi
héo, phổi có hỏa, dùng thuốc này làm cần yếu, bệnh thận có tà-khí sinh lâm-
lịch (nước tiểu rỉ dầm dìa) lâm-kết (khó đi, tiểu trắng đục) lưng vế đau, yếu
sức, đều do kinh thận dồn tích nước tà, nên thành những bệnh trên, phải
dùng thuốc này mới gạt bỏ được tà-thủy ở thận mà làm yên chân-thủy. Lại
nuôi tâm thần, chỉ lo, giận, kinh, sợ, hay quên, hay ngủ, bệnh dưới tim kết
đau, là chủ được yên thận, định phách vậy.
(Đan-khê) : phàm thuốc khí trọng là chủ khí ; vị trọng là chủ huyết,
phục-linh tuy chất đạm thảm (nhạt thấm) mà vị ngọt lại nặng, nên không
chạy mất chân-khí những thuốc bổ, nếu giúp có sâm, thì chủ đi xuống để bổ
chỗ hư lao, làm bền thận, bệnh âm-hư dùng ít cũng không có hại, người ta
thường lấy chất trắng ở phục-linh, nấu và phơi 3 lần, lấy sữa bò hòa như cao,
hoặc hòa bằng mật ong, hay bằng rượu, phong kín để 100 ngày, uống cho
thường, không đói và sống lâu, khí dương hòa làm gân, rất thiêng và thông
được thần-linh. Lại nên biết : hư mà bên trên có đờm hỏa, bên dưới có thấp
nhiệt rất nên dùng, nếu những người làm việc nhiều mệt nhọc mà dương hư,
lắm mồ hôi nhiều tiểu tiện thì không nên dùng.
(Đông-y) sách Tiên-kinh : dùng phục-linh làm thứ ăn uống rất cần yếu,
vì thông thần mà rất thiêng, điều hòa hồn mà luyện được phách, khai khiếu
lại thêm thông-minh, da thịt được tươi thắm, mở tim mà điều hòa trong vinh
và ngoại vệ, lí khí trong vị, có thể đoạn cốc (không ăn cơm gạo mà không
đói) là một thứ thuốc Tiên vào bực nhất vậy. Những củ to 3, 4 cân, vỏ đen có
nét nhăn nhỏ, ruột trắng và rắn, trông hình tựa con rùa, con chim, con thú là
tốt.
17. Bạch-anh
白英
Vì hoa trắng trong sạch nên gọi bạch-anh, lại có tên là bạch-thảo, cốc-
thái, bạch-mạc. Bạch-anh thuộc loại cỏ bò hay leo, loại lâu năm, lá bằng,
tròn, nhẵn không có lông, mùa xuân mọc mầm trắng, mùa thu nẩy hoa từng