chân tay, hay tê cứng gân thịt không thu lại được, kiêm chữa ho lâu thổ
huyết, khạc ra huyết, mũi ra huyết, đi lỵ ra huyết cùng tràng-phong.
(Đan-phương) : tán nhỏ uống thang bằng nước gạo, chữa người bị đánh
bị khảo, khiếu phổi bị tổn thương, và bệnh mũi ra huyết, thuốc này hay bổ
khiến phổi, mài lấy nước bôi ở sơn-can chỉ ngay. Thuốc này chất sáp phế,
công điều trị giống như bạch-liễm. Kiêm trị nhiệt-kế không tiêu, âm kém
héo khô, sắc mặt đen sạm, lại có thể dùng để hoàn thuốc được.
(Đông-y) : tính bình, hơn hàn, vị đắng, cay. Chủ : chữa mụn nhọt, đinh
độc, ung thư phát bối (lưng lên ung thư độc) tràng-nhạc, trĩ, rò bệnh tràng-
phong, chữa thương tổn bởi dao gậy, bỏng nước, bỏng lửa, chỉ đau, thu
miệng mọc da non rất mau.
19. Bạch-truật
白朮
(Lãn-ông thổ loại) : vị ngọt, cay, đắng, khi thơm hăng, không độc,
thăng được giáng được. Công dụng và hiệu năng : vào kinh thủ thái-dương
(tiểu-tràng) thiếu-âm (tâm) túc dương-minh (vị) thái-âm (tì) bổ tì vị hư yếu
không muốn ăn uống, trừ thấp ở các kinh, làm hư nóng trong vị, trừ nóng
lạnh (sốt rét) tiêu hư đờm, khí bị trệ đã lâu. Chỉ bệnh hoắc-loạn, bên trong
chội ngược đau, nhói, tiết tả, lạnh và đau trong bụng, lợi tiểu tiện, tiêu phù
thũng người sưng lớn, không mồ hôi thì phát hãn, nhiều mồ hôi thì chỉ hãn,
hoãn tì và sinh thêm chất nước tân dịch, trị thấp khát, ích lợi huyết ở khoảng
lưng và rốn, trên từ lông, da, là tâm, vị, dưới là lưng rốn, ở khí thì chủ bổ
khí, ở huyết thì chủ bổ huyết, cho nên người ta hay dùng làm thuốc, bổ, lại
kiêm an thai và chữa đàn bà trúng phong cấm khẩu, và trúng phong chân tay
tê liệt, đùi vế ung nhọt đều chữa được.
(Đan-khê) : hợp dùng với Nhị-trần thì làm mạnh tiêu hóa thức ăn, hóa
đờm mà trừ thấp, hợp qui, thược, chỉ-thực, địa-hoàng, thì bổ tì mà làm nhẹ
bớt thấp nhiệt, da can-khương thì trừ hàn thấp ở trong tì.
(Đông-viên) : tá có hoàng-cầm thì làm yên thai, quân là chỉ-thực thì
chuyên tiêu bĩ tích. Chỉ có thương hàn thì không nên dùng. Hợp địa-du,