chùm to sắc trắng, quả sắc đỏ tía tựa long-quì-tử. Mùa xuân hái lá, mùa hạ
lấy mầm, mùa thu lấy hoa, mùa đông lấy củ, tháng 10 lấy quả, phơi âm khô
để dùng. Tính : ngọt, lạnh, không độc. Chủ trị : bổ bên trong và thêm khí
lực, chữa nóng, lạnh, chỉ khát, uống lâu nhẹ mình sống lâu. Quả : chua,
bình, không độc, chủ sáng mắt. Lá : ngọt, lạnh, không độc, nấu canh ăn, trị
lao truyền, lao trùng.
(Nhập-môn nhiệt loại) : cây bạch-anh hay mọc ở hang núi, mùa hạ lấy
lá nấu cháo ăn giải nhiệt độc rất tốt, lại chữa buồn phiền nóng nẩy, rôm sẩy,
mụn nhọt chứng đan-độc (da nổi mụn từng đám đỏ) vì nước độc chướng-khí
hành đan-độc, sốt rét, trẻ con nhiệt kết, nấu nước cho uống tốt lắm.
18. Bạch-cập
白芨
(Hòa-hán) : tên là chúc-như-lai, tử-tuệ-căn, tử-lan-căn lại tên liên-cập-
thảo hay cam-căn. Hình : bạch-cập cây cao hơn thước, lá rộng thẳng tầu,
mặt lá có gân nổi thẳng song song đi đều, nhiều nét nhẵn thẳng, lá mọc so le,
đốt có lông, mùa hạ nở hoa, cả cuống hoa và cây cao 1, 2 thước, đỉnh chót
cành nẩy hoa, không đều đặn, sắc đỏ tía pha trắng, thường thường 3, 4 bông
nối nhau, rễ trắng pha vàng, xoăn như con ốc, trong có nhiều chất nhựa dính,
tháng 8, 9 lấy củ phơi khô. Chế : lấy nước rửa sạch, nhỏ lửa nướng. Tính :
đắng, bình, không độc, thu liễm phế, mọc thịt kéo da non, hóa ứ trệ, chỉ
huyết, làm thuốc chỉ sang độc, và chữa thổ huyết. Chủ-trị : ung sưng nhọt
độc, ung thư bại-liệt, làm thương âm-huyết chết da thịt, khí-tà ở trong tạng,
vì, bệnh phong đau tê đều chữa được cả. Bạch-cập tính chất, sáp và thu liễm,
dùng để thay chỗ nát đổi lấy mới, thu gắn miệng những nốt thương độc. Kỵ
: những người vị, phế có thực hỏa (nóng thực) không nên dùng. Ghét ly-
thạch, sợ hột-mận (hạnh-nhân) phản ô-đầu, hợp cùng tử-thạch-anh làm xứ.
(Nhập-môn sang loại) : lá mới sinh như lá tỉnh-lan, âm ở trong dương,
chủ trị ung thư hiểm ác, da chết thịt nát, trừ ghẻ lở, sinh da mọc thịt, đóng
kín miệng, chữa đau thương chảy máu, bằng loại kim-khí, hay bỏng lửa
bỏng nước, là thuốc chỉ đau mọc da rất mau, lại chữa tà khí trong vị, co dút