lấy 4 gốc cây vào một nơi, gọi là Tang-công-đằng. Và chớ lấy nhầm phải củ
ma-lan, có sách chép rằng : chỗ nào cũng có mọc, nhưng đất Giang-nam thì
nhiều hơn, củ to dài hơn thước, nhớn nhỏ không đều, sắc trắng, cành cách
mặt đất 5 tấc, lá sắc tía rộng 3 ngón tay, hoa trắng hơi vàng, nhập-phục thì
thành quả, lập-thu thì cây khô, củ bạch-chỉ mịn dẻo thì tốt. Chế : ngày xưa
người ta lấy bạch-chỉ về cạo sạch vỏ ngoài, tán nhỏ, lấy hoàng-tinh nấu lẫn
một độ phơi khô, rồi bỏ hoàng-tinh dùng bạch-chỉ. Ngày nay lấy củ về rửa
cạo, cắt tấc một, lấy vôi trộn phơi nỏ, vì bạch-chỉ hay mọt, và có làm như
thế thì mới trắng, làm thuốc hơi sao, trị bệnh phong thì sao vàng, trị bệnh
lâm (lậu, rỉ) thì sao với dấm. Tính : cay, ôn, không độc. Chủ : là thuốc phát
ra bên ngoài, giải ngoài da làm tan phong và táo, thấp làm phấn khởi thần-
kinh ở khu giữa, khiến toàn thân huyết chạy được mau chóng dùng làm
thuốc chữa bệnh chân tay và người đau cứng, lại là thuốc phát hãn (làm ra
mồ hôi) và trừ đau, hay dùng làm thuốc nhức đầu cảm mạo phong tà, làm
thuốc thông kinh-lạc, và điều kinh cho đàn bà, chủ trị đàn bà bệnh băng
huyết, đới hạ, bệnh lậu, ra khí hư trắng và đỏ, huyết bế tắc làm sưng âm-
môn, làm nóng lạnh dức đầu chẩy nước mắt, lại làm nổi da thịt nhuận sắc
mặt, có thể chế làm thuốc bôi mặt, lại chữa phong-tà, khát nước nôn ọe, đầy
tức, nhức nhói hai bên nách, đầu hoa mặt ngứa. Người ta hay dùng chế thuốc
cao.
(Nhập môn phong loại) : bạch chỉ vị thơm, tính sạch, trong trẻo, nên đặt
tên là thuốc giải-lợi phong-hàn vào kinh-thủ thái-âm (phế) cùng với tế-tân,
tân-di trị ngạt mũi nếu chữa ung nhọt thì dùng làm tá cho chóng hết mủ và
mọc da non, chỉ đau. Hợp với đương-quy làm xứ, ghét toàn-phú-hoa.
(Đông-y) : chữa đàn bà phá kinh phá huyết cũ tích, bổ huyết mới, trị
bệnh lậu hoạt (nước tiểu tự-do rỉ đầm đìa) để an thai khí, lại chữa sưng vú và
ung thư ra ở lưng các bệnh tràng-nhạc, trị rò, mụn nhọt, ghẻ lở.
25. Bạch-vi
白薇
(Tham-khảo) : loại này bé nhỏ mà sắc trắng xanh nên gọi bạch-vi, lại
có tên là xuân-thảo, vi-thảo, vốn sản ở Thiểm-tây, Quảng-đông cũng có,