có mùi thơm rất gắt. Tháng tư, năm lấy vỏ mang về phơi. Tính : đắng, lạnh,
không độc. Là thuốc rất cần cho bệnh phong-tê, và mụn nhọt độc và ghẻ lở,
trừ phong thấp và nhiệt độc. Bách-tiên vị khí hàn, tính chạy vị đắng khí táo,
và thuốc trừ thấp nhiệt ở kinh túc-thái-âm (tì) dương-minh (vị) và kinh thủ
thái-âm (phế) dương-minh (đại-tràng) chuyên trừ phong tê. Kiêm trị bệnh
hoàng-đản (nước da vàng như nghệ) gió độc vào óc, ho chội ngược, bệnh
lâm lậu đàn bà đau sưng trong âm-môn, thấp tê da thịt ê như chết, không co
duỗi được, lại chữa chân tay co giựt không an, bệnh thời-khí trong bụng
nóng dữ, khát nước chạy như điên cuồng, chữa trẻ con động kinh, đàn bà
đau sau khi sinh sản.
(Nhập-môn phong-loại) : chủ trị bại phong chân tay không cử động
được, gân xương yếu mỏi, thấp tê, da thịt chết ê không co duỗi đi đứng
được, lại chữa mọn nhọt ghẻ lở, mày, tóc, rụng thưa. Kỵ : người hạ-bộ hư
hàn thì không nên dùng. Chế : lấy nước rửa bỏ lượt da ngoài. Tính ghét
phiêu-tiêu, cắt-cánh, phục-linh, ty-giải dùng từ một đồng đến 3 đồng.
27. Bạch-cương-tàm
白殭蚕
(Lãn-ông) : là con tầm chết gió, khí vị bình hòa mặn, không có độc.
Chủ : chữa người phải gió, cấm khẩu, cổ có đờm, hạch kết hòn ở trong dạ,
bệnh băng huyết khí hư, bệnh đới-hạ, mụn nhọt. Chế : lấy nước gạo nếp vo
đặc ngâm một đêm, xát bỏ vỏ ngoài, bỏ mồm và chân sao để dùng.
(Tham-khảo) : con tầm chết gió mà không nát, xác trắng, cứng hơn tầm
khác nên đặt tên bạch-cương-tàm.
(Hòa-hán) : có tên là tứ-băng, bạch-cam-toại, cương-nghĩ-tử, loại này
thuộc côn-trùng có phấn và cánh tuy chưa thành con ngài. Nguyên-nhân :
Giống tầm bị loại nấm nhỏ, ký-sinh trên mình nó (loại nấm độc nhỏ này
chiếu kính hiển-vi mới thấy) tầm bị bệnh bạch-phấn tế-huân mà chết, mình
cứng không nát, chiếu kính hiển-vi thấy đầy mình tầm có loài nấm cục nhỏ
điểm trên mình tầm, nên tầm chết, nhận xét những tế-huân này sinh sản rất
mau rồi triền-miên khắp cả các khí quan của tầm, ăn hại da, màng tơ, lớp