phong đờm, chữa trúng phong mất tiếng khàn tiếng, và các bệnh phong lạnh,
trị đau tim tê huyết, mọi bệnh ở trên mặt, là thuốc ở kinh-dương-minh (đại-
tràng, vị) là chất thuốc táo, nếu không phải thực chứng phong, thì không nên
dùng, bệnh tựa chứng phong tuy đờm tắc cũng cấm dùng, trẻ con chứng mạn
kinh phải kiêng kỹ.
(Nhập-môn phong-loại) : bạch-phụ-tử tính chạy, khí ôn, có ít độc, chủ
trị bệnh phong và trừ mụn nhọt chốc ghẻ ở đầu ở mặt, và trị mọi bệnh du-
phong (phong chạy) ở trên đầu và mặt, chữa khí lạnh đau tim, tê huyết da
thịt lẩn-nhẩn, tê buồn, cắn, đốt, trị dưới âm nang ẩm ướt, đùi vế kém sức,
đàn bà khí hư.
(Đông-y) : giống bạch-phụ vốn sản ở nước Tân-la, người ta lấy giống
về giồng, ngày nay các nơi đều có rất nhiều, tính chất và chủ trị cũng như
trên.
30. Bạch-thạch-anh
白䂖英
(Tham-khảo) : thuộc loại đá bóng loáng tròn như ngọc, loại đá này có 4
thứ.
(Hòa-hán) : tên là ngân-hoa, quảng thạch, chất đá trắng trong suốt,
vuông dẹt hình sáu mặt, và hình trụ tròn hợp thành, có ánh sáng trong như
pha-lê, dập vỡ bên trong cũng có chất bóng nhấp nhoáng, sức rắn 7,0 trọng
lượng 2,8 dùng làm thuốc, phải lấy thứ bên trong không có tạp-sắc. Chế :
nung lửa tôi bằng rượu 3 lần, điều khiển chữa bệnh phải đúng phép, trúng
bệnh thì thôi ngay, không nên dùng quá cữ. Tính : ngọt, hơi ôn, không độc,
vào phần khí, nhuận : khỏi khô táo trong phế, trị ho chội ngược, bệnh ung
thư, rũ liệt, chữa tương tự như vân-mẫu-thạch nhưng hiệu lực thì mạnh hơn,
dùng làm thuốc trừ ho và nhuận-phế. Chủ : trị tiêu khỏi khát, chữa chân-âm
kém khô héo, ho ngược dực lên, khí lạnh ở trong màng ngực (màng : hung
cách) đã lâu, thêm khí lực trừ phong chữa thấp tê, uống nhiều nhẹ người, lại
chữa phổi héo, hạ khí xuống, lợi tiểu tiện, bổ trong ngũ-tạng, sáng mắt khiến
người ta chịu được nóng lạnh, loại này chỉ nên dùng tạm, người ốm đã lâu