cần thiết. Lê Trọng đồng ý với đề xuất ấy và mong muốn các kỹ
sư trẻ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình như đã làm tốt
trên tuyến X42.
Khi hai kỹ sư trẻ đi rồi, Lê Trọng bỗng cảm thấy nhớ nhà
lạ lùng. Bất giác, ông nhìn về phía những dãy núi xanh thẫm
mây phủ phía xa. Hôm qua, khi dừng xe chờ phà bên dòng
sông, ông đã nghe câu hò vọng lên từ một con đò:
Em ơi về lấy chồng đi
Anh vào 559 biết khi nào về
559 là một chiến trường bom đạn cực kỳ ác liệt. Không
những thế, tuyến đường ống còn phải vượt qua núi cao, vực
sâu, mùa hè nắng cháy, mùa mưa lũ hung hãn cuốn phăng mọi
thứ ngăn cản đường đi của nó. Ông đã từng dạn dày suốt cuộc
kháng chiến chống Pháp, nhưng cấp dưới của ông, như những
cậu kỹ sư trẻ tuổi kia liệu có vững vàng ý chí trong gian khổ ác
liệt?
Tổ khảo sát của Ngọc và Danh đến Binh trạm 112 từ chín
giờ sáng. Gần trưa Đại úy Hồng và các cán bộ kỹ thuật mới đến.
Hồng là một kỹ sư đã được học về xăng dầu, đường ống ở Liên
Xô và Trung Quốc, là anh cả của các cán bộ kỹ thuật trong
Công trường, cả về tuổi đời, tuổi nghề và thâm niên đào tạo.
Da ngăm đen, chỉ chừng bốn mươi tuổi, nhưng Hồng có dáng
to béo, bệ vệ. Tuy vậy, ông vẫn cho người ta cảm giác thân
thiện và dễ gần. Một nửa Ban Kỹ thuật của Công trường 81 đã
vào đây. Sau bữa cơm trưa, Hồng họp toàn bộ họ lại và giao
việc cho từng người. Thanh và Ka nằm trong số những người ở
lại vạch tuyến chính thức ở phía đông dãy Trường Sơn và
chuẩn bị triển khai thi công tuyến. Ngọc và Danh thuộc số kỹ
thuật cùng Hồng khảo sát lại tuyến vượt đỉnh Trường Sơn, và